3 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Điểm sáng kinh tế thương mại Việt Nam - EU

Ba năm kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực, quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - EU đã trở thành “điểm sáng”.

Dấu mốc quan trọng

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), gọi tắt là Hiệp định EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, gọi tắt là Hiệp định IPA, đã được khởi động và kết thúc trong bối cảnh quan hệ song phương giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.

evfta-15618955995751091211792-crop-1561895611761203059642920230802123442-1690968829.jpg
Hiệp định EVFTA và EVIPA chính thức được ký kết tại Hà Nội ngày 30/6

EVFTA được hai bên ký kết vào ngày 30/6/2019, và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 8/6/2020. Hiệp định chính thức có hiệu lực vào ngày 1/8/2020. Việc Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đã mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn, tạo nên dấu mốc quan trọng trên chặng đường 30 năm hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU).

Bên cạnh đó, những cam kết dành đối xử công bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ cho các khoản đầu tư và nhà đầu tư của nhau trong Hiệp định IPA đã góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường pháp lý và đầu tư minh bạch, từ đó Việt Nam sẽ thu hút nhiều hơn nhà đầu tư đến từ EU và các nước khác.

EVFTA là hiệp định thương mại tự do (FTA) thứ 4 được EU ký kết với một quốc gia châu Á, chỉ sau Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Việc Hiệp định EVFTA được ký kết cũng góp phần khẳng định sự tin tưởng của EU đối với Việt Nam ngày càng tăng.

EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý-thể chế.

Đối với Hiệp định EVIPA, Hai bên cam kết sẽ dành đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc với đầu tư của nhà đầu tư của Bên kia, với một số ngoại lệ. Cũng như sự đối xử công bằng, thỏa đáng, bảo hộ an toàn và đầy đủ, cho phép tự do chuyển vốn và lợi nhuận từ đầu tư ra nước ngoài, cam kết không trưng thu, quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư mà không có bồi thường thỏa đáng, cam kết bồi thường thiệt hại phù hợp cho nhà đầu tư của bên kia tương tự như nhà đầu tư trong nước hoặc của bên thứ ba trong trường hợp bị thiệt hại do chiến tranh, bạo loạn...

Bên cạnh đó, EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU. Khi được đưa vào thực thi, EVFTA là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.

Đánh giá về hiệu quả của Hiệp định đối với thương mại song phương, các chuyên gia cho rằng, so với các FTA khác, EVFTA được các cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền và phổ biến tốt hơn, đa dạng và hiệu quả hơn tới các doanh nghiệp.

Theo khảo sát của VCCI, tỷ lệ doanh nghiệp hiểu tương đối hoặc hiểu rõ về EVFTA cao hơn đáng kể so với các FTA khác. Ngoài ra, gần 41% doanh nghiệp đã từng hưởng những lợi ích cụ thể từ EVFTA trong khi con số này chỉ gần 25% vào năm 2020. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đã có sự tăng trưởng nhất định (14,2% vào năm 2021 và 16,7% vào năm 2022).

Đối với người tiêu dùng trong nước, 3 năm qua, với việc thuế nhập khẩu cho nhiều sản phẩm từ châu Âu vào Việt Nam đang giảm theo lộ trình đến 0% sau khi EVFTA có hiệu lực, người tiêu dùng trong nước có cơ hội tiếp cận với nhiều sản phẩm hàng hóa đa dạng và chất lượng cao từ châu âu với giá thành hợp lý hơn. Giá nhiều sản phẩm nông sản từ châu Âu như rau củ quả, sữa và ngũ cốc đã giảm, nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng. Ngoài ra, giá nhập khẩu nhiều mặt hàng như máy móc, thiết bị từ châu âu bắt đầu giảm theo lộ trình cũng giúp các doanh nghiệp nâng cao quá trình sản xuất và tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Bên cạnh đó, EVFTA cũng có tác động quan trọng đến Việt Nam về mặt lợi ích xã hội. Các ngành hàng có lợi thế xuất khẩu sang EU như dệt may, da giày và lĩnh vực vận chuyển đã tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sang châu Âu nói chung đã có sự tăng trưởng sau khi Hiệp định được áp dụng, góp phần cải thiện thu nhập và tạo ra việc làm ổn định và bền vững hơn cho người lao động. Hơn nữa, người lao động cũng có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn của mình để đáp ứng các yêu cầu mới từ EVFTA.

Bên cạnh đó, những cam kết dành đối xử công bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ cho các khoản đầu tư và nhà đầu tư của nhau trong Hiệp định IPA đã góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường pháp lý và đầu tư minh bạch, từ đó Việt Nam sẽ thu hút nhiều hơn nhà đầu tư đến từ EU và các nước khác.

EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý-thể chế.

Đối với Hiệp định EVIPA, Hai bên cam kết sẽ dành đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc với đầu tư của nhà đầu tư của Bên kia, với một số ngoại lệ. Cũng như sự đối xử công bằng, thỏa đáng, bảo hộ an toàn và đầy đủ, cho phép tự do chuyển vốn và lợi nhuận từ đầu tư ra nước ngoài, cam kết không trưng thu, quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư mà không có bồi thường thỏa đáng, cam kết bồi thường thiệt hại phù hợp cho nhà đầu tư của bên kia tương tự như nhà đầu tư trong nước hoặc của bên thứ ba trong trường hợp bị thiệt hại do chiến tranh, bạo loạn...

Bên cạnh đó, EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU. Khi được đưa vào thực thi, EVFTA là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.

Đánh giá về hiệu quả của Hiệp định đối với thương mại song phương, các chuyên gia cho rằng, so với các FTA khác, EVFTA được các cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền và phổ biến tốt hơn, đa dạng và hiệu quả hơn tới các doanh nghiệp.

Theo khảo sát của VCCI, tỷ lệ doanh nghiệp hiểu tương đối hoặc hiểu rõ về EVFTA cao hơn đáng kể so với các FTA khác. Ngoài ra, gần 41% doanh nghiệp đã từng hưởng những lợi ích cụ thể từ EVFTA trong khi con số này chỉ gần 25% vào năm 2020. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đã có sự tăng trưởng nhất định (14,2% vào năm 2021 và 16,7% vào năm 2022).

Đối với người tiêu dùng trong nước, 3 năm qua, với việc thuế nhập khẩu cho nhiều sản phẩm từ châu Âu vào Việt Nam đang giảm theo lộ trình đến 0% sau khi EVFTA có hiệu lực, người tiêu dùng trong nước có cơ hội tiếp cận với nhiều sản phẩm hàng hóa đa dạng và chất lượng cao từ châu âu với giá thành hợp lý hơn. Giá nhiều sản phẩm nông sản từ châu Âu như rau củ quả, sữa và ngũ cốc đã giảm, nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng. Ngoài ra, giá nhập khẩu nhiều mặt hàng như máy móc, thiết bị từ châu âu bắt đầu giảm theo lộ trình cũng giúp các doanh nghiệp nâng cao quá trình sản xuất và tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Bên cạnh đó, EVFTA cũng có tác động quan trọng đến Việt Nam về mặt lợi ích xã hội. Các ngành hàng có lợi thế xuất khẩu sang EU như dệt may, da giày và lĩnh vực vận chuyển đã tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sang châu Âu nói chung đã có sự tăng trưởng sau khi Hiệp định được áp dụng, góp phần cải thiện thu nhập và tạo ra việc làm ổn định và bền vững hơn cho người lao động. Hơn nữa, người lao động cũng có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn của mình để đáp ứng các yêu cầu mới từ EVFTA.

102023072717060920230802123441-1690968829.jpg
Phiên họp lần thứ hai Ủy ban Thương mại trong Hiệp định EVFTA, tháng 12/2022

Tận dụng "tối đa" lợi ích từ EVFTA

Ông Vũ Anh Sơn - Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Pháp khẳng định những tác động tích cực to lớn mà Hiệp định EVFTA mang lại cho xuất khẩu của Việt Nam.

Ông Sơn chỉ ra, trước tiên phải kể đến uy tín mà Việt Nam có được khi là nước đang phát triển đầu tiên sẵn sàng tham gia vào một Hiệp định thế hệ mới với những cam kết có tiêu chuẩn cao với EU. Ở tầm vĩ mô, EU tin tưởng Việt Nam sẽ là đối tác quan trọng và tin cậy trong chiến lược tiếp cận các quốc gia Đông Nam Á và châu Á. Ở tầm vi mô, đối với cộng đồng doanh nghiệp, chính uy tín này là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp châu Âu gia tăng hoặc lần đầu tiên tham gia vào hoạt động trao đổi thương mại với các doanh nghiệp Việt Nam.

"Kế đó, những lợi ích thiết thực từ việc cắt giảm thuế quan đã đóng góp phần đặc biệt quan trọng duy trì đà xuất khẩu và phục hồi xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong và sau giai đoạn dịch bệnh COVID-19" - ông Sơn cho hay.

Theo quy định của Hiệp định EVFTA, kể từ 31/12/2022, kết thúc áp dụng Chương trình Ưu đãi Phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt Nam và toàn bộ hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU áp dụng theo quy định về quy tắc xuất xứ của EVFTA.

xk2-1643529755274116755456120230802124010-1690968829.jpg
Nhiều ngành hàng "hái quả ngọt" từ Hiệp định EVFTA

Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Pháp thông tin, bất chấp bối cảnh kinh tế thế giới đang giảm sút và xu hướng khó khăn cho hàng hóa xuất khẩu nói chung, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Pháp trong 4 tháng đầu năm 2023 vẫn giữ được đà tăng trưởng ổn định ở mức 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị hơn 2,12 tỷ euro. Các ngành da giầy, điện tử điện thoại và dệt may vẫn là những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực chiếm khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp.

"Ngoài xuất khẩu dệt may có dấu hiệu chậm lại, xuất khẩu giày dép và điện thoại tăng mạnh với mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2022 lần lượt là 30,5% và 21,9%. Tính cả năm ngoái, xuất khẩu của ta sang Pháp đã tăng 18,8% so với năm 2020, từ 6,12 tỷ euro lên hơn 7,27 tỷ euro - mức cao kỷ lục từ trước tới nay" - Ông Vũ Anh Sơn cho hay và đánh giá, Hiệp định giữa EU và Việt Nam là hiệp định thương mại toàn diện nhất mà EU đã từng ký kết với một quốc gia đang phát triển. Hiệp định đã tính đến những yêu cầu phát triển của Việt Nam thông qua việc dành cho Việt Nam một khoảng thời gian dài hơn (10 năm) để xóa bỏ thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ EU.

Để vượt qua những khó khăn cũng như phát huy tối đa lợi ích từ EVFTA, ông Vũ Anh Sơn cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần thể hiện sự đoàn kết, xây dựng được cộng đồng chia sẻ thông tin rộng để cùng nhau phát triển và “bọc lót” lẫn nhau trong những gian đoạn thiếu nguồn cung tới các thị trường châu Âu.

Bên cạnh đó, cho tới nay, các doanh nghiệp vẫn chưa có được sự quan tâm đúng mực tới thị trường châu Âu do đặc thù khó và cần nhiều thời gian, tiền bạc để đầu tư ban đầu. Ngoài ra, xu thế tiêu dùng hướng tới chuỗi cung ứng ngắn đang ngày càng phát triển, ngoài việc sẽ thúc đẩy tiêu dùng sản xuất trong nước, sẽ ảnh hưởng tới hàng hóa Việt Nam nếu như chúng ta không có sự quan tâm đúng mực và tuyên truyền và quảng bá.

Ông Sơn lưu ý, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải liên tục cập nhật thông tin và nhanh chóng thay đổi để có thể bắt kịp các xu thế này. Tuy nhiên, sự thay đổi có gắn kết chặt chẽ nhiều ngành nghề với nhau vì vậy việc này trở nên càng khó khăn, thách thức hơn với doanh nghiệp.

Về phía các Bộ ngành Việt Nam, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Pháp kiến nghị cần đẩy mạnh trong hợp tác với Pháp đối với các ngành nghề mà Pháp có thể mạnh, đặc biệt như năng lượng, công nghệ cao, công nghệ nông nghiệp… Khuyến khích Pháp tiếp tục đa dạng hóa đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực Pháp có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu cao như công nghiệp phụ trợ (đặc biệt là công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may, da giầy, ôtô...), công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp chế biến thực phẩm, năng lượng (đặc biệt là năng lượng sạch, năng lượng tái tạo), công nghệ cao…

3 năm thực thi Hiệp định EVFTA (1/8/2020-1/8/2023), Việt Nam đã xuất sang EU gần 128 tỷ USD hàng hóa. Trong đó, từ 1/8 đến 31/12/2022, xuất khẩu 15,62 tỷ USD, tăng 3,8% so cùng kỳ năm 2019. Năm 2021, xuất khẩu sang EU 40,12 tỷ USD, tăng 14,2%, xuất siêu 23,23 tỷ USD. Năm 2022, xuất khẩu sang EU đạt 46,8 tỷ USD, xuất siêu 31,4 tỷ USD. Từ đầu năm 2023 - 31/7/2023, xuất sang EU đạt 25 tỷ USD.

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) - những mốc quan trọng

Tháng 10/2010, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.

Tháng 6/2012, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.

Tháng 12/2015, Kết thúc đàm phán và bắt đầu khởi động tiến trình rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định.

Tháng 6/2017, Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật

Tháng 9/2017, EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng do phát sinh một số vấn đề mới liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU hay từng nước thành viên.

Theo đề xuất này, EVFTA sẽ được tách thành hai hiệp định riêng biệt, bao gồm: Hiệp định Thương mại tự do chính là toàn bộ nội dung EVFTA hiện nay nhưng phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với Hiệp định này, EU có quyền phê chuẩn và đưa vào thực thi tạm thời.

Hiệp định Bảo hộ đầu tư bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư (Hiệp định IPA). Hiệp định IPA này phải được sự phê chuẩn của cả Nghị viện Châu Âu và của Nghị viện các nước thành viên thì mới có thể thực thi.

Tháng 6/2018, Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA; và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định IPA.

Tháng 8/2018, Hoàn tất rà soát pháp lý Hiệp định IPA.

Ngày 17/10/2018, Ủy ban châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và IPA.

Ngày 25/6/2019, Hội đồng châu Âu phê duyệt cho phép ký các Hiệp định.

Ngày 30/6/2019, Việt Nam và EU chính thức ký kết EVFTA và IPA.

Ngày 21/1/2020, Ủy ban Thương mại Quốc tế Liên minh châu Âu thông qua khuyến nghị phê chuẩn EVFTA.

Ngày 12/2/2020, Nghị viện châu Âu chính thức phê chuẩn EVFTA

Ngày 30/3/2020, Hội đồng châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA

Ngày 8/6/2020, tại buổi họp đầu tiên giai đoạn 2, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Nghị quyết phê chuẩn thông qua Hiệp định EVFTA đã được 100% số đại biểu (457/457 đại biểu) biểu quyết thông qua.

Hà Hương

Link nội dung: https://tapchivietduc.vn/3-nam-thuc-thi-hiep-dinh-evfta-diem-sang-kinh-te-thuong-mai-viet-nam-eu-a12503.html