II. Đánh giá tác động của cơ chế, chính sách của ngành HKVN trong việc ứng phó với đại dịch Covi-19 tại các doanh nghiệp TMMĐ trong thời gian qua.
1. Những thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra cho ngành Hàng không VN nói chung và đối với các doanh nghiệp TMMĐ nói riêng.
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng tai hại to lớn chưa từng thấy đến các hãng hàng không trên thế giới và các doanh nghiệp thương mại mặt đất hàng không trong dây chuyền dịch vụ hàng không đồng bộ. Ước tính năm 2020, các hãng hàng không Việt Nam đã phải gánh khoản lỗ trên 18.000 tỷ đồng từ hoạt động vận tải hàng không và doanh thu giảm khoảng 100.000 tỷ đồng so với năm 2019. Năm 2020 Hiệp hội các doanh nghiệp hàng không Việt Nam đã tổ chức hội thảo nhằm tìm hướng vượt qua thử thách và đề nghị Chính phủ giải cứu cho các doanh nghiệp hàng không Việt Nam khắc phục hậu quả do COVID-19 gây ra. Bước sang năm 2021 tình hình hàng không Việt Nam còn xấu hơn cả năm 2020 rất nhiều. Để hạn chế tác hại của dịch Covid đến hoạt động của các ngành kinh tế trong đó có ngành Hàng không là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Từ khi xảy ra đại dịch Covid -19 ngành Hàng không là một trong những ngành có thiệt hại nặng nề nhất so với các ngành vận tải khác trong nước và thế giới. Đại dịch Covid -19 đã làm cho nhiều đường bay thẳng đến các nước có dịch bị ngừng trệ. Các vùng có dịch trong nước cũng không được bay đi và đến trong một thời gian dài xảy ra đại dịch. Số lượng chuyến bay giảm tới 80% số lượng hành khách và giảm tới trên 70% so với thời kỳ chưa xảy ra đại dịch. Doanh thu giảm sút nghiêm trọng; Số lượng lao động dư dôi không có việc làm ngày một tăng cao, kéo dài cho đến khi dịch bệnh chưa thuyên giảm; Số lượng làm việc bán thời gian, thay phiên nhau làm qua các năm ngày một tăng lên đáng kể; Thu nhập tiền lương một bộ phận thiếu hụt. Mức thu nhập giảm quá một nửa mức thu nhập lúc chưa xảy ra đại dịch. Các doanh nghiệp TMMĐ cũng nằm trong tình trạng chung của toàn ngành hàng không cùng nhiều các chi phí hoạt động vẫn phải được duy trì. Số lượng lao động hoạt động túc trực trên các sân bay vẫn phải được duy trì theo biên chế đã định, khó thay thế. Thiệt hại làm giảm sự đóng góp của ngành hàng không trong đại dịch là rất lớn. Số chuyến bay cấp cứu đưa lao động mất việc, học sinh nghỉ học vì dịch bệnh ở nước ngoài phải được vận chuyển về trong nước vẫn phải duy trì. Có thể nói đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên ngành Hàng không đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại mặt đất giảm đi quá nửa so với trước đây. Hoạt động của các chuyến bay công vụ của nhà nước, của các cơ quan lãnh đạo vẫn được duy trì. Lao động kỹ thuật, chuyên gia nước ngoài trong các liên doanh hợp tác với Việt Nam vẫn phải được phục vụ đi lại qua các cảng Hàng không Việt Nam vì sự hoạt động của các ngành kinh tế khác.” (Theo báo cáo của các doanh nghiệp TMMĐ).
Các chi phí hợp đồng lao động với các chuyên gia nước ngoài về phi công, thợ máy kỹ thuật vẫn phải chi phí dẫu có xảy ra đại dịch gây ra. Do tính chất chuyên môn của hàng không là ngành kinh doanh có điều kiện do đó nhân lực Hàng không khó có thể tìm việc làm mới thay thế cho chuyên môn nghiệp vụ của mình. Hàng trăm máy bay nằm chờ trên các sân bay đều phải được che chắn, bảo dưỡng và đảm bảo an toàn một cách thường xuyên. Chính vì thế mà số nhân viên, cán bộ kỹ thuật thương mại mặt đất vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên này một cách đều đặn ở các sân bay lớn, nhỏ hàng ngày. Tổn thất về thu nhập, về sức khỏe, tinh thần trong thời gian đại địch xẩy ra đối với nhân lực hoạt động trong ngành Hàng không là rất lớn chưa thể tính toán đầy đủ và việc bù đắp một phần thiệt hại cho người lao động là rất khó khăn.
2. Đánh giá tác động của cơ chế chính sách đối với các doanh nghiệp thương mại mặt đất Hàng không đã ứng phó với đại dịch Covid-19 vừa qua.
2.1. Tình hình ứng phó với Đại dịch của các hãng hàng không quốc tế:
a). Tổ chức HKDD Quốc tế (ICAO) đã, đang và sẽ liên tục đưa ra các khuyến cáo thực hành nhằm đối phó với dịch bệnh Covid-19 qua thư, tập san điện tử và các hướng dẫn liên quan đại dịch cho các thành viên của ICAO, cụ thể như:
- Thư số /2020/55, ngày 15/4/2020, về việc nhanh chóng cho phép các chuyến bay hồi hương trong giai đoạn đại dịch COVID-19. Đề nghị các Quốc gia tạo thuận lợi cho hoạt động của các chuyến bay hồi hương trong thời gian dịch COVID-19, bằng cách xem xét thủ tục cấp phép của mình và thực hiện linh hoạt phương pháp cấp phép cần thiết cho bay vào, cất cánh và quá cảnh của các tàu bay thực hiện các hoạt động này, dù là tàu bay nhà nước, các chuyến bay thương mại thuê chuyến, hay là các chuyến bay nhân đạo. Khuyến khích các Quốc gia chia sẻ thông tin với ICAO về các biện pháp đã thực hiện và bất kỳ khó khăn nào gặp phải trong giai đoạn này liên quan đến cho phép và hoạt động của các chuyến bay hồi hương.
b). Các tổ chức khác như CANSO, IAOPA, VÀ IBAC đã có hướng dẫn các biện pháp giảm nhẹ rủi ro áp dụng cho các thành viên của mình trong khai thác vận chuyển.
2.2. Một số chính sách nhà nước Việt Nam đã thực hiện giúp ngành hàng không đối phó với dịch bệnh Covid-19 vừa qua:
Để phát triển bền vững ngành hàng không trong bối cảnh dịch bệnh có thể còn phải kéo dài, cần áp dụng một cách tổng hợp nhiều giải pháp, trong đó các doanh nghiệp và các tổ chức thuộc ngành hàng không phải đóng vai trò chủ đạo.
Trong thời gian qua, ngoài chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nói chung, Nhà nước đã triển khai hoặc chỉ đạo các doanh nghiệp Nhà nước triển khai một số chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp hàng không, đặc biệt là các hãng hàng không Việt Nam - mắt xích chịu tác động nặng nề nhất và cũng có tác động then chốt đối với các hoạt động của toàn bộ chuỗi cung ứng ngành hàng không của đất nước, trong đó các chính sách liên quan đến các doanh nghiệp thương mại mặt đất là:
(1). Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng và triển khai Chương trình kích cầu du lịch nội địa (Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ Về các nhiệm vụ giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19).
(2). Cơ cấu lại thời hạn trả nợ mà các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19 đã vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. (Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Ngân hàng Nhà nước Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19).
(3). Giảm phí, lệ phí đối với một số hoạt động và dịch vụ hàng không (Thông tư số 46/2020/TT-BTC ngày 27/5/2020 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không).
(4). Giảm giá đối với một số dịch vụ tại các cảng hàng không (Nhà nước cho phép Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) miễn, giảm giá các dịch vụ hàng không cho tất cả các hãng hàng không tại các cảng hàng không do ACV quản lý trong thời gian từ 01/3/2020 đến hết tháng 8/2020, bao gồm: Giá dịch vụ dẫn tàu bay giảm 50%; giá dịch vụ thuê băng chuyền, xử lý hành lý tự động, thuê quấy thủ tục hành khách, thuê cầu dẫn khách, phục vụ mặt đất giảm 10%; giá dịch vụ thuê văn phòng đại diện hãng hàng không được giảm 100% đối với các hãng hàng không dừng bay; giảm 30% đối với các hãng hàng không vẫn duy trì bay.
(5). Áp dụng khung giá với mức tối thiểu 0 đồng đối với dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục nhà nước quy định khung giá từ tháng 3 đến hết tháng 9/2020 (Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ Về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡi khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19)
(6). Hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương (Xem Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ Về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19).
2.3. Các giải pháp của bộ GTVT và Cục Hàng không Việt Nam đã làm:
Các giải pháp về cơ chế, chính sách liên quan đến phục hồi và phát triển ngành hàng không chịu tác động của các chính sách chung về phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại ngành hàng không phát triển cũng tác động tới các ngành kinh tế khác.
Khi đại dịch COVID-19 xảy ra, dưới sự chỉ đạo của Bộ GTVT, Cục HKVN đã thực hiện và ban hành nhiều văn bản gửi các doanh nghiệp trong ngành hàng không Việt Nam hướng dẫn thực hiện cụ thể hóa các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19. Cục HKVN cũng chủ trì thực hiện nhiều công việc mới phát sinh liên quan đến dịch bệnh COVID-19 như sau:
a). Nhanh chóng ban hành các quy định về quy trình, thủ tục thực hiện các chuyến bay trong nước và quốc tế trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19:
(1) Đối với các chuyến bay quốc nội, Cục HKVN xem xét điều chỉnh tần suất các chuyến bay trên từng tuyến, xác định hệ số sử dụng ghế để đảm bảo giãn cách theo thông điệp 5K trên tàu bay, trong nhà ga hành khách, trên các phương tiện vận chuyển mặt đất tại các cảng hàng không sân bay.
(2). Đối với các chuyến bay quốc tế thực hiện cứu trợ hoặc thuê chuyến, Cục HKVN xem xét điều chỉnh cảng hàng không đi đến tại Việt Nam để đảm bảo việc cách ly an toàn, nhanh chóng và thuận tiện cho hành khách và cho cả cộng đồng.
(3). Hướng dẫn và chủ trì tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hàng không trong việc cấp, duy trì năng định nhân viên hàng không liên quan đến thời hạn cũng như số giờ bay cần thiết của phi công các hãng hàng không khi bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
(4) Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy định khi thực hiện các chỉ thị của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 các cấp.
(5) Chỉ thị số 358/CT-CHK ngày 23/01/2020 về việc Phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra cho hoạt động hàng không tại Việt Nam.
(6). Chỉ thị số 359/CT-CHK ngày 24/01/2020 về việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona gây ra cho hoạt động hàng không tại Việt Nam.
(7) Chỉ thị số 1333/CT-CHK ngày 31/03/2020 về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
(8) Chỉ thị số 3140/CT-CHK ngày 27/7/2020 về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới.
(9). Chỉ thị số 3198/CT-CHK ngày 30/07/2020 về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.
(10). Chỉ thị số 5244/CT-CHK ngày 01/12/2020 về việc tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly về phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.(11). Chỉ thị số 5369/CT-CHK ngày 08/12/2020 về việc
thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt trên tàu bay trong giai đoạn hiện nay.
(12). Chỉ thị số 405/CT-CHK ngày 28/01/2021 về tăng cường các biện pháp cấp bách về cách ly và phòng chống dịch bệnh COVID-19.
(13). Chỉ thị số 2657/CT-CHK ngày 21/6/2021 về việc bảo đảm an toàn trong quá trình bảo dưỡng, bảo quản dừng bay.
(14). Chỉ thị số 2965/CT-CHK ngày 08/07/2021 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
(15). Chỉ thị ngày 15/7/2021 về việc bảo đảm an toàn khai thác tàu bay trong điều kiện dịch COVID-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp.
(16). Xem xét các quy trình thủ tục để thực hiện các chuyến bay cứu trợ, vận chuyển cấp bách nhân lực, vật lực, hàng hóa, thiết bị y tế, nhu yếu phẩm kịp thời để hỗ trợ tốt nhất cho công tác phòng chống dịch tại các vùng có dịch, đặc biệt là khu vực phía Nam.
(17). Tổ chức các cuộc họp trực tuyến để giúp đỡ các doanh nghiệp hàng không tập trung thời gian cho công tác phòng chống dịch, giảm tiếp xúc, đi lại.
(18). Tổ chức các cuộc thi kiểm tra năng định qua việc thi on-line với sự giám sát của các phòng ban chức năng và đại diện cảng vụ tại các địa phương.
(19). Phối hợp với các tổ chức quốc tế trong việc kiểm tra đánh giá các hãng hàng không Việt Nam cấp chứng chỉ 5 sao cao nhất về an toàn phòng chống, dịch COVID-19. Trong số đó, Skytrax đánh giá cao việc bảo đảm an toàn cho nhân viên và hành khách, khử trùng tàu bay, vệ sinh vật tư thiết bị phục vụ. Từ đó, bảo vệ sức khỏe của hành khách, người lao động và cộng đồng trong suốt hành trình bay với Vietnam Airlines, Bamboo Airways...
(20). Hỗ trợ các hãng hàng không Việt Nam trong việc triển khai thử nghiệm ứng dụng Hộ chiếu sức khoẻ điện tử hay IATA Travel (Green) Pass.
Hàng loạt các hoạt động khác của cơ quan quản lý Nhà nước từ thông tin báo chí, tuyên truyền, động viên thuyết phục công chúng cũng như nhân viên có sự thông cảm, sẻ chia cùng nhau đoàn kết chống lại đại dịch Covid-19; Khuyến khích đội ngũ nhân lực hàng không chủ động phòng chống dịch, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật công nghệ và phương pháp, lề lối làm việc để việc chống dịch được hiệu quả. Nhờ đó mà toàn ngành HKVN nói chung và các doanh nghiệp TMMĐ nói riêng đã vượt qua đại dịch, khắc phục khó khăn, giữ vững trận địa SXKD như hôm nay. Trong hiểm nguy nhiều gương sáng trong lao động sáng tạo đã xuất hiện, mọi tập thể cá nhân đã đoàn kết đồng lòng cùng nhau vượt qua dịch bệnh. Mặc dù diễn biến dịch bệnh vẫn còn rất phức tạp, khó lường nhưng tất cả mọi người đều tin tưởng ở tương lai là ta sẽ vượt qua.
b). Ngành hàng không đã tự xác định chung sống với COVID-19 lâu dài bằng các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn mới phù hợp, có thể tổng quát như:
(1). Rà soát, hoàn thiện hệ thống các chính sách, các quy định liên quan tới việc thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thực hiện các thủ tục hành chính qua mạng ở mức độ 4.
(2). Hỗ trợ các doanh nghiệp hàng không trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng hàng không tranh thủ thời gian bay thấp điểm tại các CHK, SB để chuẩn bị cho thời kỳ hậu COVID-19.
(3). Tiến hành đơn giản hóa tất cả các thủ tục hành chính (TTHC) và thực hiện tất cả các TTHC ở mức độ 4 đã giúp cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các TTHC một cách đơn giản gọn nhẹ và dễ dàng, công khai minh bạch.
c). Các công ty dịch vụ thương mại mặt đất hàng không
(1). Các công ty dịch vụ thương mại mặt đất hàng không đã tham gia tích cực vào dây chuyền vận tải hàng không để vận chuyển cùng các hãng hàng không và các cảng hàng không, sân bay trong chiến dịch hồi hương người Việt Nam ở nước ngoài do tác hại của đại dịch Covid -19.
(2). Triển khai nhiều giải pháp về cơ chế chính sách, nhiều giải pháp kinh tế-kỹ thuật để kiến nghị các cấp cho phép thích ứng với hoàn cảnh dịch bệnh và kịp thời ứng phó với thực tế dịch bệnh diễn ra hàng ngày hàng giờ nhằm duy trì hoạt động đáp ứng nhu cầu dịch vụ vận tải hàng không..
(3). Triển khai nhiều hoạt động để tuyên truyền động viên tư tưởng cho cán bộ nhân viên, nhanh chóng kịp thời tổ chức tiêm phòng Covid -19 cho cán bộ, nhân viên. Nhằm đảm bảo an toàn cho người được tiêm vaccine, Ban tổ chức tiêm chủng đã tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn, quy định, quy trình tiêm chủng của Bộ Y tế, nhân viên sẽ được tiếp nhận và đo thân nhiệt, tiến hành khai báo y tế và khám sàng lọc sức khỏe cũng như tư vấn và giải thích cho CBNV những phản ứng có thể gặp sau khi tiêm.
Hiện nay, những CBNV tuyến đầu của Công ty AGS trực tiếp làm việc và tiếp xúc với hành khách tại sân bay đã hoàn thành tiêm vaccine Covid-19. Việc thực hiện tuân thủ chương trình tiêm chủng một cách nghiêm túc giúp cho người lao động cảm thấy tự tin và nâng cao tinh thần quyết tâm, sẵn sàng ứng phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
III. Những giải pháp khả thi chủ yếu về cơ chế, chính sách đối phó với đại dịch COVID-19 của các doanh nghiệp TMMĐ trong thời gian tới.
1. Về vĩ mô
a). Về chủ trương, chính sách: Căn cứ vào tình hình thực tế vừa qua với những tác động tai hại to lớn do đại dịch Covid-19 gây ra, các cơ quan quản lý Nhà nước về hàng không cần rà soát, kiểm tra, xử lý những đề nghị của các doanh nghiệp, Hiệp hội, các cán bộ, công nhân viên trong ngành HKDDVN, xem xét những giải pháp đề xuất từ phía cơ sở, tham khảo tình hình ứng phó với Đại dịch Covid-19 của các nước trong khu vực và quốc tế; tham khảo các khuyến cáo thực hành của các tổ chức ICAO, IATA… để đưa ra các giải pháp hữu hiệu về cơ chế, chính sách vĩ mô phù hợp với thực tế để hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp TMMĐ trong thời gian tới. Cụ thể như:
(1). Nhà nước cần đưa ra chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp hàng không căn cứ theo tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng với khả năng của từng doanh nghiệp đã đóng góp cho Nhà nước theo tỷ lệ được xếp thứ tự từ cao đến thấp hàng năm. (Hàng năm căn cứ vào mức độ đóng góp cụ thể của từng doanh nghiệp Hàng không cho Nhà nước, cơ quan quản lý xếp thứ tự từ cao đến thấp và mỗi doanh nghiệp sẽ có số phần trăm (%) tương ứng)
(2) Đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước có tỷ lệ vốn góp của mình thì Nhà nước phải bỏ vốn ra hỗ trợ với tư cách là nhà đầu tư. (Không tính vào phần kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp nói trên tại muc 1.).
(3) Hàng năm căn cứ vào cấp bậc thứ tự đóng góp cho Nhà nước của các doanh nghiệp, Nhà nước cần công bố công khai và có khen thưởng cho những doanh nghiệp đóng góp nhiều, đảm bảo an toàn bay, uy tín trong mọi hoạt động hàng năm.
(4) Nhà nước cần rà soát lại toàn bộ chủ trương, chính sách về thuế, lệ phí, chế độ ưu tiên, ưu đãi, khuyến khích, khen thưởng về hoạt động HKDDVN để có biện pháp xử lý, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới nhằm đưa ra các chủ trương chính sách ngày càng hoàn thiện hơn, công khai minh bạch để áp dụng vào cuộc sống.
(5). Nhà nước cần có các kịch bản phù hợp về các quy trình xử lý các đề xuất của cơ sở nhằm hạn chế việc kéo dài thời gian ra quyết làm mất cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp hàng không.
b. Về phương pháp:
HKDDVN là một ngành Kinh tế - kỹ thuật - đối ngoại quan trọng của đất nước và là lực lượng dự trữ chiến lược quan trọng của an ninh quốc phòng. Hiệu quả của ngành Vận tải Hàng không mang lại trực tiếp do hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa của toàn Ngành đồng thời hiệu quả của nó nằm trong hiệu quả của Liên ngành kinh tế quốc dân. Với đặc thù của ngành hàng không việc hỗ trợ cần phải giải quyết nhanh chóng, kịp thời thì mới mang đến hiệu quả. Tình trạng có quá nhiều cơ quan cùng tham gia ý kiến đã kéo dài thời gian, mất cơ hội tốt cho các doanh nghiệp. Nhà nước cần có một số phương án theo kịch bản chuẩn bị trước. Khi tình huống xẩy ra thì chỉ điều chỉnh một số vấn đề, điều khoản cụ thể cho phù hợp thực tế tình hình tại thời điểm xẩy ra do đại dịch hoặc thiên tai địch họa chứ không phải bị động như vừa qua.
Vì vậy Nhà nước cần căn cứ vào đặc thù của HKDDVN để có những giải pháp về chủ trương, chính sách phù hợp trong việc hỗ trợ kịp thời, hiệu quả một cách công khai minh bạch đối với hoạt động của Ngành nói chung và đối với các doanh nghiệp TMMĐ nói riêng. Trong điều kiện hiện nay Nhà nước cần có thêm các chủ trương, chính sách đặc thù phù hợp mới cứu vãn tình hình sắp phá sản, giảm thu nhập và mất việc làm của cán bộ, công nhân viên chức các công ty TMMĐ hiện nay và sau đại dịch cho việc phục hồi sản xuất trở lại bình thường thì cũng đòi hỏi một thời gian khá dài mới dần dần khắc phục được.
c. Một số đề xuất cụ thể:
Trong giới hạn bài viết của mình chúng tôi xin đề xuất Nhà nước xem xét các vấn đề sau:
(1). Giảm thuế, miễn thuế kinh doanh, giảm các loại lệ phí như các kiến nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp HKVN.
(2) Hỗ trợ tài chính nhằm khôi phục sản xuất kinh doanh càng sớm, càng tốt.
(3). Kéo dài thời gian trả nợ, (giãn nợ) cho doanh nghiệp
(4). Giảm các khoản đóng góp khác, các lệ phí khác.
(5) Giảm mức chi đóng góp tiền điện, nước theo chế độ chung của Nhà nước.
(6). Có quy trình giải quyết nhanh nhạy, kịp thời các khó khăn của cơ sở.
2. Về vi mô
a). Nhiệm vụ trước mắt:
Trong vấn đề này có cả hai nhiệm vụ song song là bảo vệ và giữ chân lực lượng lao động cho các doanh nghiệp thương mại mặt đất là nhiệm vụ trọng tâm cho các lãnh đạo các doanh nghiệp thương mại mặt đất của cảng Hàng không, sân bay. Một số việc cụ thể:
(1). Nhiệm vụ trước mắt là phải duy trì bảo vệ giữ chân người lao động trong lúc khó khăn có đời sống một cách tương đối ổn định.
(2). Có kế hoạch tính toán dự báo theo khả năng khôi phục từng bước cho phát triển sau đại dịch.
(3). Có thể không phải cho đến hết dịch mà phải duy trì phát triển hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ mặt đất trong cả khi dịch bệnh chưa chấm dứt.
(4). Trong đó có các giải pháp nóng trước mắt tìm các nhiệm vụ thích hợp cho việc duy trì ổn định đời sống cho cán bộ, công chức, nhân viên của doanh nghiệp dịch vụ thương mặt đất trong điều kiện có thể.
b). Nhiệm vụ lâu dài:
Có kế hoạch, giải pháp lâu dài hơn để ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên chức cho đến khi hết dịch covid- 19. Một vài giải pháp cụ thể:
(1). Làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ nhân viên nhằm tạo sự thống nhất nhận thức về tình hình khó khăn phức tạp kéo dài của dịch bệnh hướng mọi người đoàn kết, nhất trí, cảm thông, chia sẻ, tìm kiếm sáng kiến, cải tiến, mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, duy trì được đội ngũ lao động phát triển, gắn bó với doanh nghiệp về lâu dài.
(2) Tìm giải pháp khắc phục theo hướng sống chung với dịch bệnh Covid -19 trong điều kiện hiện nay là điều có thể phải đầu tư, nghiên cứu và giải quyết gấp hơn là chờ cho hết đại dịch.
(3). Vấn đề thay đổi một số lượng như tăng cường vận chuyển hàng hóa thời vụ đến các siêu thị, chợ đầu mối của các vùng trong nước, các nước, các khu vực là một dịch vụ khả thi, mặc dầu phải khắc phục nhiều khó khăn trở ngại cả về chủ trương, chính sách làm giải pháp nghiệp vụ hàng không. Trên cơ sở điều tra thị trường có thể mở các đường bay mới cho các nơi đó.
3. Các giải pháp về cơ chế, chính sách của các doanh nghiệp thương mại mặt đất để ứng phó với dịch bệnh trong thời gian tới
Có rất nhiều giải pháp lớn nhỏ về cơ chế, chính sách giành cho các doanh nghiệp TMMĐ để ứng phó với đại dịch Covid-19 trong thời gian tới. Trong phạm vi của bài viết này chúng tôi xin nêu một số giải pháp có tính cấp bách và khả thi cao như sau:
a) Cần thiết phải tiến hành dự báo khả năng tồn tại và diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch Covid-19 và tác hại kéo dài đến hoạt động hàng không tại các khu vực, các tuyến đường bay làm cơ sở để xây dựng các giải pháp, các kịch bản ứng phó kịp thời.
b) Chủ động xây dựng mới các giải pháp về có chế, chính sách, các kế hoạch uyển chuyển, đa dạng hơn trong hoạt động kinh doanh phát triển hành khách, hàng hóa, gói cước bưu điện…ở trong nước, khu vực và thế giới.
c) Căn cứ vào các dự báo và thực tế để đưa ra các giải pháp về chủ trương, chính sách mới và theo thời gian đáp ứng tình hình diễn biến phức tạp của hoàn cảnh mới để soạn thảo các kịch bản ứng phó kịp thời với Đại dịch Covid-19.
d) Một số giải pháp cụ thể:
(1) Rà soát, đánh giá hiện trạng, sắp xếp lại tổ chức và cơ chế hoạt động cho phù hợp với tình hình mới.
(2). Bổ sung nhân lực kỹ thuật có đào tạo, đào tạo lại, bổ túc nâng cao đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, thích hợp cho các hoạt động ở các sân bay song song với việc kiện toàn tổ chức và sửa chữa, bảo dưỡng, mua sắm bổ sung trang thiết bị mới.
(3). Bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật của dịch vụ thương mại mặt đất cho từng cảng Hàng không, sân bay theo tiêu chuẩn thiết kế và theo định kỳ.
(4). Hoàn thiện chương trình kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc, nhắc nhở, xử lý kịp thời mọi hoạt động của doanh nghiệp theo từng nghiệp vụ tương ứng.
(5). Mở rộng liên kết, tổ chức triển khai đối với các văn phòng đại diện hàng không trong và ngoài nước về các nhiệm vụ kế hoạch nêu trên.
(6). Nghiên cứu chuyển đổi một số máy bay chuyên chở hành khách sang chuyên chở kết hợp hàng hóa thời vụ đến các siêu thị khu vực trong nước và quốc tế.
(7). Gắn chặt hoạt động Hàng không với ngành qui hoạch, ngành nông nghiệp, công nghiệp cao, các khu vực công nghiệp Doanh nghiệp nước ngoài theo kế hoạch luồng tuyến du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh và các hướng hoạt động liên quan, đưa đón khách là học sinh, sinh viên, du học lao động Việt Nam đi nước ngoài về nước hết kỳ hạn và các hoạt động khách du lịch quốc tế đến các vùng, thành phố, khu vực nông thôn.
(8). Để có hướng giải quyết trên cần đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn đối với các nhà nghiên cứu, tiếp viên các cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiệp vụ liên quan khác.
(9). Có phần thưởng xứng đáng, kịp thời để tôn vinh, động viên cho các sáng kiến cải tiến mới mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
(10). Mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế theo hướng chuyển giao, Khai thác công nghệ cao phù hợp với nền kinh tế số, công nghiệp công nghệ 4.0.
(11). Xây dựng một số kịch bản ứng phó với dịch bệnh và thiên tai, địch họa đột xuất để chủ động tập huấn, rút kinh nghiệm để kịp thời lập tức ứng phó khi tai họa xấy ra trong tương lai.
Các đề xuất trên đây không chỉ cho dịch bệnh kết thúc mà có thể phải triển khai nghiên cứu vấn đề nói chung dịch covid-19 song song tồn tại với phát triển ngành Hàng không Việt Nam trong năm 2023 và các năm tiếp theo.
C. Kết luận và kiến nghị
Đại dịch Covid-19 càn quét tất cả các quốc gia để lại thảm cảnh tiêu điều, đặc biệt là các ngành dịch vụ thê thảm chưa từng thấy. Tuy nhiên, ít có ngành nào chịu ảnh hưởng nặng nề như ngành vận tải hàng không với hàng loạt máy bay nằm yên trên mặt đất; Hàng triệu việc làm bị mất, hàng tỷ Đô la doanh thu bốc hơi, trong đó nặng nề nhất phải kể đến hãng hàng không quốc gia Việt Nam Airlines đã tính đến phương án bán bớt máy bay đi để trả nợ. Đứng trước hoàn cảnh đó Nhà nước ta cũng đã loay hoay tìm nhiều giải pháp để giải cứu ngành HKVN
Những hậu quả của đại dịch gây ra đã buộc các công ty hàng không cần phải chi tiền lương nhân viên, bảo trì, bảo dưỡng máy bay và đủ các thể loại chi phí khác nữa…Có thể nói rằng trước tác động của dịch Covid-19, giống như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang phải trải qua thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Một trong những ngành dịch vụ vận tải vừa có vốn đầu tư rất lớn, đem lại doanh thu khổng lồ cho doanh nghiệp cũng như nguồn thu ngân sách Nhà nước đã chịu thiệt hại nặng nề từ bốn đợt dịch Covid-19. Toàn ngành hàng không Việt Nam đã rất khó khăn lại rơi vào tình cảnh lao đao. Hãng HKQG đứng bên bờ vực phá sản, Vietnam Airlines đã phải tính đến mức bán tháo một số máy bay của mình để cứu cánh cho công ty này nên đã đăng thông báo mời khách hàng tham gia mua.
Đúng như ông cha ta thường nói:”Trong nguy có cơ”, “Cái khó ló cái khôn”. Thật may sao trong chuyến công du hơn một tuần của thủ tướng Phạm Minh Chính tới Anh và Pháp vừa qua với gần sáu mươi bản ghi nhớ hợp tác đã được doanh nghiệp Việt Nam và các nước thỏa thuận với tổng giá trị cam kết lên tới hơn 30.000.000.000 USD (ba mươi tỷ Đô la) trong đó có những hợp đồng rất giá trị của ngành hàng không, điều này đã cứu một bàn thua lỗ nặng nề cho loại hình dịch vụ này sắp vỡ nợ vì đại dịch Covid- 19. Đây là niềm an ủi, động viên thiết thực nhất đối với ngành HKVN trong lúc này.
Trước tình hình khó khăn, phức tạp do Đại dịch Covid-19 gây ra nghiêm trọng chưa từng thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, trên tinh thần đoàn kết, sẻ chia phát huy tính chủ động và sáng tạo ngành HKVN đã gần vượt qua Đại dịch với sự cố gắng tuyệt vời của tất cả mọi tầng lớp cán bộ, nhân viên trong Ngành và liên quan. Mặc dù Đại dịch Covid-19 còn tiềm ẩn nhiều diễn biến, biến thể phức tạp, khó lường đang chờ đợi rập rình đâu đó… chúng ta vẫn có thể tự tin vào chiến thắng cuối cùng của những người con đất Việt đã từng vào sinh ra tử chiến thắng nhiều loại kẻ thù nham hiểm để tiếp tục bảo vệ thành quả và quyết tâm xây dựng ngành HKVN phát triển nhanh và bền vững trong tương lai.
II. Kiến nghị:
Để sớm đưa các chuyên đề áp dụng vào thực tiễn của ngành đặc biệt là các Doanh nghiệp mặt đất, với phạm vi bài viết này, chúng tôi xin kiến nghị:
1. Nhà nước cần nghiên cứu áp dụng 3 bài học xương máu mà các nước trên thế giới đã thực hiện vừa qua chúng tôi đã nêu trên đây một cách nhanh chóng, nhuần nhuyễn và linh hoạt. ((1). Hỗ tợ tài chính. (2) Hỗ trợ chính sách; (3). Cơ cấu lại doanh nghiệp)
2. Thành lập một bộ phận nghiên cứu khắc phục đại dịch covid - 19 cho sự phục hồi và phát triển ngành Hàng không nói chung, trong đó có các doanh nghiệp TMMĐ hàng không…
3. Có chương trình, mục tiêu, kế hoạch và thí điểm áp dụng các sáng kiến cải tiến đề tài đã triển khai thành công vừa qua và tiếp tục nghiên cứu những chuyên đề mới kịp thời ứng phó đại dịch Covid-19.
4. Xây dựng một số kịch bản ứng phó với thiên tai địch họa để huấn luyện và áp dụng tức tì có điều chỉnh phù hợp khi tình huống tai họa xẩy ra.
5. Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn các nước đã khắc phục dịch bệnh áp dụng vào Việt Nam hiện nay. Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức nghiên cứu vấn đề này trong và ngoài nước để sớm có kết quả có thể áp dụng. Tổ chức hợp tác với các tổ chức khoa học trong nước và ngoài nước nhằm tranh thủ chất xám từ nhiều nguồn để phục vụ ngành HKVN.
Với tinh thần chủ động sáng tạo chúng tôi mong rằng kết quả đề xuất nghiên cứu sớm được triển khai thực hiện để kịp thời ứng phó với đại dịch Covid -19 trong thời gian tới./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 29/6/2006 và luật số 61/2014/QH13 ngày 21/11/2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về sửa đổi bổ sung một số điều luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
2) Nghị định 102/2015/NĐ- CP ngày 10/10/2015 của Chính phủ về khai thác Cảng Hàng không sân bay.
3) Quyết định 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 số 1216/QĐ-TTg ngày 22/07/2011 phê duyệt phát triển quy hoạch nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020
4) Quyết định 21/QĐ-TTg ngày 08/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch Hàng không dân dụng Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.
5) Quyết định số 604/QĐ_TTg, ngày 08/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về đề án tăng cường kết nối giao thông vận tải ASEAN đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.
6) Chỉ thị số 7/CT-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính của Nhà nước giai đoạn 2011-2020
7) Quyết định số 121/QĐ-BGTVT ngày 14/01/2016 của Bộ Giao thông vận tải về quy định chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng không Việt Nam.
8) Quyết định số 2983/QĐ-BGTVT ngày 30/9/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt đề án nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng Hàng không.
9. Quyêt định số 5106/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt đề án đổi mới hoàn thiện và nâng cao năng lực hiệu lực quản lý nhà nước về Hàng không dân dụng của Cục Hàng không Việt Nam và các cảng Hàng không đến năm 2020.
10. Quyết định số 1845/QĐ-BGTVT ngày 21/04/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt đề án tái cơ cấu vận tải Hàng không đến năm 2020.
TS. Trần Quang Châu (Viện trưởng Viện khoa học hàng không) - TS. Phùng Thế Tám (Giảng viên Đại học Kinh tế luật)