Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung: Xuất khẩu gạo - Nếu giá tốt, thị trường tốt có thể mở rộng diện tích trồng lúa

Nếu tăng thêm 50.000ha lúa Thu Đông để tăng cơ hội xuất khẩu gạo, Việt Nam có thể thu thêm hơn 100 triệu USD, vừa góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho Việt Nam và cho thế giới, đồng thời góp phần tăng thu nhập cho người nông dân. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Hoàng Trung đã có cuộc trò chuyện với phóng viên các cơ quan báo chí về vấn đề xuất khẩu gạo và an ninh lương thực.

Phóng viên (PV): Thưa Thứ trưởng, vừa qua, đã có nhiều nước điều chỉnh chính sách liên quan đến xuất khẩu gạo, sau Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Arab (UAE) thống nhất ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo, Bộ NN-PTNT đánh giá cơ hội xuất khẩu gạo của Việt Nam như thế nào trong bối cảnh này?

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung: Phải khẳng định, trong thời gian qua có nhiều biến động liên quan đến việc điều chỉnh chính sách của một số nước xuất khẩu lúa gạo, như Nga rút khỏi Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen, UAE, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo.

tt-bo-nnptnt-hoang-trung-1691208922.jpg
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung.

Trước tình hình đó, Bộ NN-PTNT cân nhắc, đánh giá kỹ lý do tại sao các nước điều chỉnh chính sách này. Thứ hai, một số nước chịu ảnh hưởng bởi El Nino, việc giảm năng suất, khó khăn trong sản xuất nên việc điều chỉnh chính sách xuất khẩu gạo của họ là rất bình thường, nhưng với những điều chỉnh như vậy sẽ có tác động đến thị trường gạo thế giới.

Quan điểm của Bộ NN-PTNT là nắm chắc tình hình thị trường cũng như sản xuất lúa gạo của Việt Nam để tận dụng tốt cơ hội chưa từng có này nâng cao uy tín, mở rộng thị trường cho gạo Việt. Rất mừng là đến thời điểm này tổng diện tích gieo trồng lúa của nước ta năm 2023 vẫn đảm bảo đạt 7,1 triệu ha, sản lượng 43-43,5 triệu tấn lúa, đạt được sản lượng theo kế hoạch, giúp cân đối tiêu thụ trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Cụ thể, tiêu thụ trong nước ta khoảng 30 triệu tấn, trong đó 15 triệu tấn phục vụ tiêu dùng của gần 100 triệu dân nước ta, 9,5 triệu tấn dành để chế biến, 1 triệu tấn làm giống, 2,5 triệu tấn dự trữ quốc gia. Sau khi cân đối như vậy thì chúng ta yên tâm vẫn còn 14-15 triệu tấn lúa, khoảng 7-7,5 triệu tấn gạo phục vụ xuất khẩu.

Từ sản lượng, cách thức sản xuất như vậy, chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm ngoài đảm bảo đủ sản lượng phục vụ nhu cầu trong nước vẫn có thể tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu gạo, tận dụng cơ hội của thị trường.

Với tình hình mới như hiện nay thì phải khẳng định các doanh nghiệp có nhiều lợi thế trong thương thảo, ký hợp đồng với giá có lợi nhất. Khi giá gạo xuất khẩu tăng thì giá thu mua lúa của nông dân cũng tăng theo. Qua đó, nông dân cũng có cơ hội nâng cao thu nhập. Chúng ta có cơ hội mở rộng thị phần gạo Việt Nam ở thị trường truyền thống và những thị trường mới.

dscf3628-1-1691208922.jpg
Nông dân Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch lúa.

Phóng viên (PV): Thưa Thứ trưởng, vừa qua, đã có nhiều nước điều chỉnh chính sách liên quan đến xuất khẩu gạo, sau Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Arab (UAE) thống nhất ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo, Bộ NN-PTNT đánh giá cơ hội xuất khẩu gạo của Việt Nam như thế nào trong bối cảnh này?

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung: Phải khẳng định, trong thời gian qua có nhiều biến động liên quan đến việc điều chỉnh chính sách của một số nước xuất khẩu lúa gạo, như Nga rút khỏi Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen, UAE, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo.

Trước tình hình đó, Bộ NN-PTNT cân nhắc, đánh giá kỹ lý do tại sao các nước điều chỉnh chính sách này. Thứ hai, một số nước chịu ảnh hưởng bởi El Nino, việc giảm năng suất, khó khăn trong sản xuất nên việc điều chỉnh chính sách xuất khẩu gạo của họ là rất bình thường, nhưng với những điều chỉnh như vậy sẽ có tác động đến thị trường gạo thế giới.

Quan điểm của Bộ NN-PTNT là nắm chắc tình hình thị trường cũng như sản xuất lúa gạo của Việt Nam để tận dụng tốt cơ hội chưa từng có này nâng cao uy tín, mở rộng thị trường cho gạo Việt. Rất mừng là đến thời điểm này tổng diện tích gieo trồng lúa của nước ta năm 2023 vẫn đảm bảo đạt 7,1 triệu ha, sản lượng 43-43,5 triệu tấn lúa, đạt được sản lượng theo kế hoạch, giúp cân đối tiêu thụ trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Cụ thể, tiêu thụ trong nước ta khoảng 30 triệu tấn, trong đó 15 triệu tấn phục vụ tiêu dùng của gần 100 triệu dân nước ta, 9,5 triệu tấn dành để chế biến, 1 triệu tấn làm giống, 2,5 triệu tấn dự trữ quốc gia. Sau khi cân đối như vậy thì chúng ta yên tâm vẫn còn 14-15 triệu tấn lúa, khoảng 7-7,5 triệu tấn gạo phục vụ xuất khẩu.

Từ sản lượng, cách thức sản xuất như vậy, chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm ngoài đảm bảo đủ sản lượng phục vụ nhu cầu trong nước vẫn có thể tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu gạo, tận dụng cơ hội của thị trường.

Với tình hình mới như hiện nay thì phải khẳng định các doanh nghiệp có nhiều lợi thế trong thương thảo, ký hợp đồng với giá có lợi nhất. Khi giá gạo xuất khẩu tăng thì giá thu mua lúa của nông dân cũng tăng theo. Qua đó, nông dân cũng có cơ hội nâng cao thu nhập. Chúng ta có cơ hội mở rộng thị phần gạo Việt Nam ở thị trường truyền thống và những thị trường mới.

PV: Về Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với giảm phát thải khí nhà kính, Bộ NN-PTNT sẽ có những giải pháp như thế nào?

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung: Trước hết phải tập trung bám sát tình hình thực tế về kế hoạch sản xuất của từng địa phương, điều kiện thời tiết, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch sản xuất đảm bảo hợp lý nhất; đảm bảo hằng năm diện tích gieo cấy lúa thường xuyên của nước ta khoảng 3,5 triệu ha; vừa đáp ứng phục vụ nhu cầu trong nước, đảm bảo an ninh lương thực đồng thời phục vụ xuất khẩu.

Hiện Bộ NN-PTNT đang chỉ đạo các đơn vị có liên quan cố gắng tập trung hoàn thiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với giảm phát thải khí nhà kính. Đây là đề án được Chính phủ và Bộ NN-PTNT rất quan tâm. Nếu làm tốt thì đề án có thể nhân rộng ra các khu vực chuyên canh lúa như ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng. Lúa chất lượng cao gắn với giảm phát thải khí nhà kính là xu thế tất yếu mà chúng ta phải làm. Nó sẽ giúp lúa có giá bán tốt hơn, hiệu quả kinh tế hơn, đồng thời chứng minh với thế giới rằng Việt Nam đang thực hiện đúng cam kết COP 26 (Hội nghị COP26, Việt Nam cam kết mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050); đảm bảo lúa, gạo Việt Nam vừa có chất lượng thơm, ngon, vệ sinh an toàn thực phẩm vừa góp phần đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Bộ cũng đã chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu những giống lúa mới có khả năng thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu; nhằm đảm bảo trong mọi điều kiện thời tiết bất lợi, chúng ta vẫn duy trì được diện tích, sản lượng, như vậy, mới có thể có nguồn cung, đáp ứng nhu cầu trong nước, tạo dựng niềm tin của ngành hàng lúa, gạo Việt Nam với thế giới.

PV: Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Link nội dung: https://tapchivietduc.vn/thu-truong-bo-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-hoang-trung-xuat-khau-gao-neu-gia-tot-thi-truong-tot-co-the-mo-rong-dien-tich-trong-lua-a12599.html