Đây là hoạt động triển khai thực hiện Kế hoạch số 390 ngày 15-11-2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tổ chức các hoạt động tổng kết 50 năm về văn học nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất. Chương trình cũng nằm trong khuôn khổ hoạt động của Giải Cánh diều năm 2024.
Tiến sĩ Trần Thị Phương Lan, Phó vụ trưởng Vụ Văn hóa-Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu đề dẫn hội thảo. |
Phát biểu đề dẫn hội thảo, Tiến sĩ Trần Thị Phương Lan, Phó vụ trưởng Vụ Văn hóa-Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, Điện ảnh Việt Nam, một lĩnh vực quan trọng, có thể xem là mũi nhọn của ngành công nghiệp văn hóa. Vì vậy thông qua hội thảo rất cần các đại biểu đề xuất giải pháp hữu ích xây dựng và phát triển điện ảnh để thời gian tới ngành điện ảnh phát triển hơn.
Các đại biểu tham dự hội thảo. |
Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết, đánh giá khách quan xoay quanh các chủ đề: 50 năm phim truyện Việt Nam từ khi đất nước thống nhất-Thành tựu, tồn tại và giải pháp thúc đẩy phát triển trong giai đoạn mới; phim truyện điện ảnh đề tài chiến tranh cách mạng trong hành trình chuyển động sau năm 1975; một vài suy nghĩ về phim tài liệu, phim khoa học Việt Nam 50 năm qua; 50 năm phim hoạt hình Việt Nam từ khi đất nước thống nhất: Thành tựu, tồn tại và giải pháp thúc đẩy phát triển trong giai đoạn mới; điện ảnh Việt Nam: Vẫn là câu chuyện đường ra biển lớn...
Trao đổi về lợi thế của TP Nha Trang trong phát triển điện ảnh, theo nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc, Nha Trang có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, tạo nên sự đa dạng phong phú trong việc chọn cảnh quay cho phim điện ảnh, Nha Trang cần phải tận dụng lợi thế đó. Ngoài ra, vai trò của chính quyền đồng hành với điện ảnh phải được quan tâm hơn nữa.
Nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc trao đổi tại hội thảo. |
Phó giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Lệnh Hùng Tú, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam trao đổi với phóng viên. |
Trao đổi với phóng viên, Phó giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Lệnh Hùng Tú, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam cho rằng, kể từ khi đất nước thống nhất, các đề tài về phim truyện điện ảnh Việt Nam đã có rất nhiều sự thay đổi. Đó không chỉ là những đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng mà còn là những đề tài về con người, cuộc sống đương đại, những đề tài về tâm lý xã hội. Đặc biệt từ năm 1986 đến nay, các đề tài ngày càng đa dạng hơn, có thể thể hiện những góc khuất của con người, các thể loại phim kinh dị, phiêu lưu mạo hiểm... Trong cách kể chuyện, các câu chuyện thể hiện đã có bước đổi mới ngoạn mục và ngày càng tiệm cận với điện ảnh thế giới.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Vũ Ngọc Thanh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh TP Hồ Chí Minh, phim truyện Việt Nam đã trải qua 50 năm với nhiều biến đổi.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Vũ Ngọc Thanh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh TP Hồ Chí Minh phát biểu thảo luận. |
Diễn viên Mai Thu Huyền tại hội thảo. |
* Cũng trong sáng 10-9 trước thềm lễ trao Giải Cánh diều 2024, Ban tổ chức cùng các nghệ sĩ, diễn viên, hoa hậu và đại diện các doanh nghiệp, doanh nhân đã tham gia thực hiện chương trình thiện nguyện “Chắp cánh yêu thương” tại Làng trẻ em SOS Nha Trang, Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Khánh Hòa.
Các nghệ sĩ với trẻ em ở Làng trẻ em SOS Nha Trang. Ảnh: Ban tổ chức |
Tin, ảnh: VŨ DUY HIỂN
Link nội dung: https://tapchivietduc.vn/50-nam-dien-anh-viet-nam-thanh-tuu-thach-thuc-va-giai-phap-a23970.html