Từ thời văn hóa Đông Sơn, người Việt cổ đã biết làm những chiếc mặt nạ bằng vỏ cây, da thú.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, chất liệu cũng được thay đổi và mặt nạ làm bằng chất liệu giấy bồi khá thịnh hành trong văn hóa người Việt. Đặc biệt vào dịp Tết Trung thu, đây là một món đồ chơi truyền thống gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam.
Đến nay, những chiếc mặt nạ bằng giấy bồi được làm thủ công từ nguyên liệu tự nhiên vẫn có chỗ đứng trong đời sống hiện đại. Có dịp về làng Ông Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên trước ngày Tết Trung thu, chúng ta sẽ được chứng kiến sự hối hả của người dân làm mặt nạ giấy bồi để kịp bán cho cả nước. Đây cũng là tín hiệu vui bởi đồ chơi dân gian vẫn tiếp nối sứ mệnh kết nối, phổ biến và lưu giữ văn hóa truyền thống đến thế hệ tương lai.
Nghề mặt nạ giấy bồi ở Làng Ông Hảo (Liêu Xá, Yên Mỹ). |
Giấy được xé nhỏ, sau đó đắp giấy vào khuôn xi măng và phủ lớp keo kết dính tạo độ cứng bằng bột củ sắn. |
Mặt nạ có hình dạng khác nhau, mô phỏng nhiều nhân vật như Ông Địa, Thị Nở, Chí Phèo... |
Ngoài mặt nạ, làng Ông Hảo còn nổi tiếng với sản phẩm trống thủ công-đây cũng là đồ chơi truyền thống dịp Tết Trung thu. |
HẢI PHONG (thực hiện)
Link nội dung: https://tapchivietduc.vn/mat-na-giay-boi-luu-giu-van-hoa-viet-a5316.html