Người Dao đỏ ở Điện Biên vẫn giữ được nhiều nét văn hóa, phong tục truyền thống của dân tộc mình, trong đó có nghi lễ cưới ở Huổi Sâu.
Đồng bào dân tộc Dao đỏ sinh sống thành bản ở Huổi Sâu, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên từ lâu đời. Mặc dù trải qua quá trình giao thoa văn hóa với các dân tộc khác nhưng người Dao đỏ vẫn giữ được nhiều nét văn hóa, phong tục truyền thống của dân tộc mình. Trong đó, đám cưới là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng nhất trong đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc Dao đỏ nơi đây.
Nghi lễ trong đám cưới chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử của đồng bào dân tộc. Sau khi đôi trai, gái tìm hiểu, tiến tới hôn nhân, gia đình sẽ nhờ thầy mo xem ngày lành, tháng tốt để tổ chức. Tùy thuộc vào năm sinh của cô dâu, chú rể mà thầy mo sẽ định ngày cũng như giờ để đưa dâu, nhận dâu; nhưng thường là giờ Dần, giờ Mão khi mặt trời vẫn chưa ló rạng.
Trong ngày tổ chức lễ cưới, từ 4h sáng mọi người tham gia đưa dâu đã tập trung tại nhà gái, chuẩn bị, sắp xếp quần áo, tư trang cần thiết của cô dâu khi về nhà chồng. Cô dâu sẽ mặc trang phục truyền thống đặc trưng, đội lên đầu chiếc mũ rộng vành với màu đỏ là chủ đạo được tạo hình từ tre, bao bọc bởi vải thổ cẩm, cùng các quả bông nhiều màu sắc nhằm che đi khuôn mặt của cô dâu trước khi làm lễ xong và được gặp mặt chú rể.
Sau khi đoàn đưa dâu đến cổng nhà trai, sẽ được đón bằng đội nhạc lễ của người Dao gồm: Kèn, trống, chiêng, chũm chọe. Đến nhà trai, đoàn đưa dâu phải đợi giờ tốt mới được vào nhà, thầy mo sẽ làm lễ cúng giải hạn cho cô dâu mới về nhằm cầu mong mọi chuyện thuận lợi, người nhà không ốm đau, bệnh tật, cây trồng, vật nuôi khỏe mạnh, sinh trưởng tốt. Khi đã làm lễ giải hạn cho cô dâu xong, thì đến lễ cưới chính thức, thầy cúng báo cáo tổ tiên, làm lễ giao bôi gắn kết cho chú rể và cô dâu.
Kết thúc lễ, cô dâu, chú rể sẽ đi từng bàn để mời nước, thuốc, rượu, thịt cho khách đã đến dự và chung vui. Sau khi mời xong, trong tiếng cười nói, chúc tụng của mọi người, cô dâu và chú rể sẽ đi từng bàn xin một chút rượu, một chút thịt. Đây được coi như đón nhận lời chúc phúc của mọi người đến cô dâu và chú rể.
Nghi lễ cưới của người Dao đỏ sẽ diễn ra trong 2 ngày, một ngày ở bên nhà gái, nhà gái chuẩn bị một bữa cơm tối thịnh soạn mời dân bản, quan khách. Những người tham dự bữa cơm sẽ phải có mặt để đưa dâu về nhà chồng vào sáng hôm sau. Bên nhà trai cũng chuẩn bị 2 bữa cơm, trong đó bữa sáng (bữa phụ) để cảm ơn đoàn đưa dâu từ nhà gái sang. Còn bữa chính sẽ diễn ra vào buổi tối cùng ngày.
Cô dâu mặc trang phục truyền thống và đội trên đầu mũ rộng vành được làm từ tre
Chuẩn bị đưa dâu về nhà chồng, cô dâu phải che kín mặt bởi các lớp khăn thổ cẩm được thêu bằng tay
Đoàn đưa dâu khi trời chuẩn bị sáng
Bà mai (mối) dìu, dắt, hướng dẫn cô dâu trong suốt lễ cưới
Đến cổng nhà trai, đoàn đưa dâu được đón bằng đội nhạc lễ truyền thống của dân tộc Dao trong lúc chờ đến giờ làm lễ
Thầy mo làm lễ cúng giải hạn cho cô dâu
Cúng giải hạn xong là lễ chính thức báo cáo tổ tiên
Khi báo cáo tổ tiên xong, cô dâu chú rẻ uống chén giao bôi - kết duyên tình phu thê
Cô dâu và chú rể mời thuốc, mời nước đến từng vị khách
Đại diện gia đình nhà trai cùng chủ sự lễ cưới dặn dò con dâu, con trai những điều cần làm, cần tránh khi chung sống với nhau
Sau khi ra mắt và hoàn thành lễ cưới xong, cô dâu và chú rể sẽ đi từng bàn xin một chút rượu, thịt như đón nhận sự chúc phúc ấm no, may mắn của mọi người
Kết thúc lễ cưới, chú rể mới được mở tấm vải, tháo mũ để gặp mặt cô dâu.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 11, cả nước nhập khẩu hơn 10.000 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 212,71 triệu USD.
Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc - 2024 đợt 1 vừa khai mạc vào tối 21/11 tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, quy tụ sự tham gia của gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên, kỹ thuật viên của 13 đơn vị nghệ thuật ca múa nhạc trên cả nước.
(tapchivietduc.vn) - Sáng 21/11, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu” với sự tham gia của các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia, học giả nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cán bộ lãnh đạo quản lý của cả khu vực công và khu vực tư trong việc đảm bảo an ninh phi truyền thống.
Ngày 21/11, tại Hà Nội, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn (Bộ Ngoại giao) phối hợp các đơn vị liên quan và nhà tài trợ đã tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024, dự kiến diễn ra ngày 7 và 8/12 tại Khu Ngoại giao đoàn (298 Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội).
Hai bên nhất trí về sự cần thiết tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, kết nối doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các sản phẩm xuất khẩu tiếp cận thị trường của nhau.
iếp nối các chuỗi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tối 21/11, tại Hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản với chủ đề "Sắc màu di sản".
Thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình cho biết, Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản” sẽ diễn ra từ ngày 23 đến 30-11, tại các địa điểm, khu du lịch nổi tiếng của Ninh Bình.
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.