Du khách tham quan Chùa Sensoji - một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo thống kê, du khách nước ngoài đến Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm đã vượt 10 triệu lượt.
Báo cáo của Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản cho thấy từ tháng Một đến tháng 6/2023, Nhật Bản đón 10,71 triệu du khách nước ngoài, tương đương 64,4% số du khách đến Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2019 và đặc biệt cao hơn con số 507.630 lượt du khách ngoài ghé thăm Nhật Bản cùng thời gian năm 2022.
Xét theo khu vực, phần lớn du khách nước ngoài đến Nhật Bản là người đến từ Hàn Quốc với 3,13 triệu người, tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) với 1,77 triệu người, Mỹ với 972.200 người, Hong Kong (Trung Quốc) với 909.700 người.
Chỉ tính riêng trong tháng Sáu, tổng số du khách nước ngoài đến Nhật Bản đã lên tới 2,07 triệu người - mức cao nhất trong tháng ghi nhận được kể từ tháng 1/2020.
Sau thời gian này, dịch bệnh COVID-19 lây lan mạnh khiến các nước áp đặt biện pháp phong tỏa biên giới, dẫn tới số lượng du khách sụt giảm nghiêm trọng.
Điểm tựa của nền kinh tế
Du lịch đã trở thành một điểm tựa chính cho các kế hoạch tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong thập kỷ qua.
Du khách mang lại nguồn thu cho các khu vực đang gặp khó khăn do thanh niên đang ồ ạt kéo đến các thành phố lớn.
Việc các chuyến bay đến Nhật Bản kín chỗ đang giúp nền kinh tế nước này thoát khỏi nguy cơ suy giảm.
Chi tiêu du lịch tại các thành phố và các điểm tham quan trong khu vực kết hợp với tình trạng thường xuyên thiếu hụt lao động cũng đang hỗ trợ cho đà tăng lương và giá cả mà Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda muốn đạt được trước khi ông có thể xem xét thay đổi chính sách về kích thích chi tiêu.
Ngoài ra, theo một báo cáo được công bố hồi tháng Ba của Teikoku Data Bank, có 3/4 số khách sạn cho biết họ thiếu lao động làm toàn thời gian trong tháng Tư, mức cao nhất trong số các ngành được khảo sát. Khoảng 85% số nhà hàng cho biết họ không có đủ nhân viên bán thời gian.
Chuyên gia nhận định điều này sẽ là một yếu tố thúc đẩy đà tăng giá dịch vụ và tiền lương.
Theo Cơ quan Du lịch Nhật Bản, sự trở lại của du khách Trung Quốc sẽ làm tăng đáng kể mức chi tiêu của du khách, khi chiếm 37% tổng chi tiêu du lịch trong nước trước đại dịch năm 2019. Người Hàn Quốc hiện đứng đầu danh sách với khoảng 1/5 mức chi tiêu du lịch tại Nhật Bản.
Cạnh tranh gay gắt ở ngay chính “sân nhà”
Mặc dù ngành dịch vụ khách sạn Nhật Bản đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19 nhưng lại đối diện với cuộc cạnh tranh gay gắt ở ngay chính “sân nhà.”
Các doanh nghiệp bất động sản lớn của nước ngoài vốn đã khẳng định được vị thế ở các đô thị lớn của Nhật Bản, nay đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng các khách sạn cao cấp ở các khu vực khác, kể cả vùng nông thôn.
Ví dụ tại Kyushu, Tập đoàn kinh doanh và quản lý khách sạn lớn nhất thế giới Marriott International vừa mới khai trương khách sạn The Ritz-Carlton Fukuoka, tiêu chuẩn cao cấp với giá khoảng 100.000 yen/đêm (khoảng 700 USD/đêm) cho phòng hai người.
Trước đó, Marriott đã khai trương khách sạn Sheraton Kagoshima và dự kiến sẽ cho ra mắt Nagasaki Marriott vào đầu năm 2024.
Giá thuê phòng của các khách sạn cao cấp này tương đương với các khách sạn hàng đầu trong nước khiến cuộc cạnh tranh trở nên ngày càng gay gắt tại thị trưởng Nhật Bản.
Điều này khiến nhiều tập đoàn kinh doanh và quản lý khách sạn lớn của Nhật Bản lo ngại về tình trạng dư thừa nguồn cung dẫn đến khó đạt được lợi nhuận như tính toán.
Để kiểm soát rủi ro, các “ông lớn” như Tokyu Holdings hay Seibu Holdings đang nỗ lực điều chỉnh chiến lược kinh doanh theo hướng tập trung vào giải pháp hợp đồng quản lý (MC), thay vì tiếp tục mở rộng đầu tư sở hữu bất động sản dịch vụ khách sạn.
Tuy nhiên, việc vận hành hợp đồng quản lý cũng đối diện với khó khăn lớn là làm thế nào để cải thiện tình trạng thiếu lao động trầm trọng tại Nhật Bản nói chung và trong ngành dịch vụ khách sạn nói riêng hiện nay./.
(Vietnam+)
Du khách tham quan Chùa Sensoji - một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo thống kê, du khách nước ngoài đến Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm đã vượt 10 triệu lượt.
Báo cáo của Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản cho thấy từ tháng Một đến tháng 6/2023, Nhật Bản đón 10,71 triệu du khách nước ngoài, tương đương 64,4% số du khách đến Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2019 và đặc biệt cao hơn con số 507.630 lượt du khách ngoài ghé thăm Nhật Bản cùng thời gian năm 2022.
Xét theo khu vực, phần lớn du khách nước ngoài đến Nhật Bản là người đến từ Hàn Quốc với 3,13 triệu người, tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) với 1,77 triệu người, Mỹ với 972.200 người, Hong Kong (Trung Quốc) với 909.700 người.
Chỉ tính riêng trong tháng Sáu, tổng số du khách nước ngoài đến Nhật Bản đã lên tới 2,07 triệu người - mức cao nhất trong tháng ghi nhận được kể từ tháng 1/2020.
Sau thời gian này, dịch bệnh COVID-19 lây lan mạnh khiến các nước áp đặt biện pháp phong tỏa biên giới, dẫn tới số lượng du khách sụt giảm nghiêm trọng.
Điểm tựa của nền kinh tế
Du lịch đã trở thành một điểm tựa chính cho các kế hoạch tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong thập kỷ qua.
Du khách mang lại nguồn thu cho các khu vực đang gặp khó khăn do thanh niên đang ồ ạt kéo đến các thành phố lớn.
Việc các chuyến bay đến Nhật Bản kín chỗ đang giúp nền kinh tế nước này thoát khỏi nguy cơ suy giảm.
Chi tiêu du lịch tại các thành phố và các điểm tham quan trong khu vực kết hợp với tình trạng thường xuyên thiếu hụt lao động cũng đang hỗ trợ cho đà tăng lương và giá cả mà Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda muốn đạt được trước khi ông có thể xem xét thay đổi chính sách về kích thích chi tiêu.
Ngoài ra, theo một báo cáo được công bố hồi tháng Ba của Teikoku Data Bank, có 3/4 số khách sạn cho biết họ thiếu lao động làm toàn thời gian trong tháng Tư, mức cao nhất trong số các ngành được khảo sát. Khoảng 85% số nhà hàng cho biết họ không có đủ nhân viên bán thời gian.
Chuyên gia nhận định điều này sẽ là một yếu tố thúc đẩy đà tăng giá dịch vụ và tiền lương.
Theo Cơ quan Du lịch Nhật Bản, sự trở lại của du khách Trung Quốc sẽ làm tăng đáng kể mức chi tiêu của du khách, khi chiếm 37% tổng chi tiêu du lịch trong nước trước đại dịch năm 2019. Người Hàn Quốc hiện đứng đầu danh sách với khoảng 1/5 mức chi tiêu du lịch tại Nhật Bản.
Cạnh tranh gay gắt ở ngay chính “sân nhà”
Mặc dù ngành dịch vụ khách sạn Nhật Bản đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19 nhưng lại đối diện với cuộc cạnh tranh gay gắt ở ngay chính “sân nhà.”
Các doanh nghiệp bất động sản lớn của nước ngoài vốn đã khẳng định được vị thế ở các đô thị lớn của Nhật Bản, nay đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng các khách sạn cao cấp ở các khu vực khác, kể cả vùng nông thôn.
Ví dụ tại Kyushu, Tập đoàn kinh doanh và quản lý khách sạn lớn nhất thế giới Marriott International vừa mới khai trương khách sạn The Ritz-Carlton Fukuoka, tiêu chuẩn cao cấp với giá khoảng 100.000 yen/đêm (khoảng 700 USD/đêm) cho phòng hai người.
Trước đó, Marriott đã khai trương khách sạn Sheraton Kagoshima và dự kiến sẽ cho ra mắt Nagasaki Marriott vào đầu năm 2024.
Giá thuê phòng của các khách sạn cao cấp này tương đương với các khách sạn hàng đầu trong nước khiến cuộc cạnh tranh trở nên ngày càng gay gắt tại thị trưởng Nhật Bản.
Điều này khiến nhiều tập đoàn kinh doanh và quản lý khách sạn lớn của Nhật Bản lo ngại về tình trạng dư thừa nguồn cung dẫn đến khó đạt được lợi nhuận như tính toán.
Để kiểm soát rủi ro, các “ông lớn” như Tokyu Holdings hay Seibu Holdings đang nỗ lực điều chỉnh chiến lược kinh doanh theo hướng tập trung vào giải pháp hợp đồng quản lý (MC), thay vì tiếp tục mở rộng đầu tư sở hữu bất động sản dịch vụ khách sạn.
Tuy nhiên, việc vận hành hợp đồng quản lý cũng đối diện với khó khăn lớn là làm thế nào để cải thiện tình trạng thiếu lao động trầm trọng tại Nhật Bản nói chung và trong ngành dịch vụ khách sạn nói riêng hiện nay./.
(Vietnam+)