Giới chức Đức nói gì về thỏa thuận tiếp tục tài trợ của EU cho UNRWA

Trần Thu
Mặc dù vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, song trước bối cảnh đồng euro rơi vào suy thoái, việc chính quyền Berlin có tiếp tục viện trợ Ukraine cũng như xung đột ở Trung Đông hay không vẫn đang là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm.

IMG_256

Đức sẽ quyết định có phê duyệt tài trợ hay không sau khi có kết quả điều tra của UNRWA (Nguồn: European CEO)

Ngày 1/3 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) tuyên bố sẽ tiếp tục trợ cấp thêm 68 triệu euro cho người dân Palestine trong năm 2024 thông qua Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên Hợp Quốc dành cho Người tị nạn Palestine ở Cận Đông (UNRWA).

Thông tin trên lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận và truyền thông trong bối cảnh kinh tế châu Âu lâm vào tình trạng suy thoái, thiếu hụt nguồn cung, lạm phát giá năng lượng và căng thẳng địa chính trị tăng cao. Điểm sáng lớn nhất thời gian qua có lẽ là việc Đức - nền kinh tế lớn nhất EU vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế xếp thứ 3 thế giới (sau Hoa Kỳ và Trung Quốc) nhưng thứ hai trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về viện trợ Ukraine (chỉ sau Washington, D.C). Hiện nay, hệ thống phòng thủ Ukraine (xe tăng chiến đấu, pháo binh và đạn dược) cũng chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung từ Đức.

Tuy nhiên, trong tình cảnh kinh tế khu vực sử dụng đồng tiền chung euro trượt dài, động thái đầu tư hàng loại gói viện trợ lớn cho Kyiv và nạn nhân Palestine quanh Dải Gaza liệu có là gánh nặng đối với nền kinh tế quốc gia? Được biết tại Hội nghị An ninh Munich 2024 tháng 2 vừa qua, một tài liệu giải mật từ phía cơ quan an ninh Đức đã chỉ ra, Nga có thể tấn công NATO trong 5 - 8 năm tới. Thời điểm đó, mục tiêu đầu tư 2% GDP chi tiêu quốc phòng do (NATO đề ra) gần như là tiêu chí tối thiểu. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức Boris Pistorius còn tiết lộ, hoạt động đầu tư chi phí quân sự thậm chí phải gia tăng đáng kể trong năm nay.

Chưa nhắc đến các khoản tài trợ ngày càng “phình to”, chỉ riêng chỉ trích UNRWA gần đây cũng khiến hàng loạt quốc gia quan ngại. Trước đó, vào ngày tháng 1/2024, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Italia, Hà Lan,… thậm chí cả Đức đã từng tạm dừng hoạt động rót kinh phí cho UNRWA khi nhận được cáo buộc cơ quan này có thành viên tham gia tổ chức Hamas. Tuy nhiên, phải đến khi Liên Hợp Quốc, WHO và EU đưa ra hàng loạt cảnh báo, hoạt động viện trợ mới dần được nối lại.

Liên quan đến thông tin Ủy ban EU quyết định tiếp tục cấp kinh phí cho UNRWA, Bộ trưởng Bộ Hợp tác và Phát triển kinh tế Đức Svenja Schulze bày tỏ thái độ hoan nghênh trước thỏa thuận mới. Đồng thời, nhận định việc này có thể bảo vệ dân thường vô tội tránh khỏi xung đột căng thẳng ở Gaza. Hiện, Bộ trưởng Svenja Schulze cùng các nhân viên đang chuẩn bị cam kết tài trợ bổ sung cho các lĩnh vực hoạt động của UNRWA tại Jordan và Lebanon thông qua hợp tác phát triển của Đức.

IMG_256

Bộ trưởng Bộ Hợp tác và Phát triển kinh tế Đức Svenja Schulze (Nguồn: Water Europe)

Về phía Văn phòng Bộ Ngoại giao, cơ quan này nhắc lại việc tăng cường viện trợ cho UNRWA là chủ đề quan trọng trong cuộc thảo luận gần đây của Bộ trưởng Ngoại giao ở New York (Hoa Kỳ). Cùng với EU và các nhà tài trợ lớn khác, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức cho biết, nước này cam kết làm rõ cáo buộc nghiêm trọng chống lại UNRWA. Gói viện trợ nhân đạo của Đức cho Gaza đang được triển khai thông qua các tổ chức quốc tế như Hội Chữ thập đỏ, Chương trình Lương thực Thế giới và UNICEF.

Đức vẫn là nhà tài trợ nhân đạo lớn thứ hai ở Gaza, tuy nhiên, phía chính quyền Berlin sẽ quyết định có phê duyệt nguồn tài trợ sau khi có kết quả điều tra của UNRWA.

Huỳnh Kha