Nhà nước phúc lợi được dùng theo nghĩa là nhà nước tổ chức và thực hiện việc cải thiện tình trạng pháp lý cũng như các điều kiện sống của công dân, nỗ lực nhằm đạt được sự duy trì một mức độ cao bình đẳng xã hội, bảo vệ các quyền lợi cơ bản của công dân. Nhà nước theo nghĩa này sử dụng các phương tiện khác nhau nhằm đảm bảo cho những mục tiêu an sinh xã hội cụ thể như cung cấp các dịch vụ xã hội, đảm bảo chế độ lương bổng và tiền hưu trí cho công chức, bảo vệ và cưu mang những nạn nhân chiến tranh, ngăn ngừa và trừng phạt tội phạm v.v... Nhà nước phúc lợi - pháp quyền - xã hội Đức còn là nhà nước bảo đảm cho sự an toàn bền vững của các quan hệ lao động, cho sự bình đẳng trong quan hệ phân phối các sản phẩm lao động xã hội. Lao động, tiền lương và việc làm là những lĩnh vực được duy trì, quản lý và đảm bảo bởi pháp luật. Bảo hiểm việc làm và trợ cấp thất nghiệp vì thế cũng là những ưu tiên hàng đầu trong các chính sách của nhà nước Đức."Nhà nước xã hội ", "nhà nước pháp quyền" và "phúc lợi xã hội" là các tiêu chí cơ bản được quy định tại các điều 20 và 28 của Hiến pháp Đức có hiệu lực từ ngày 24 tháng 5 năm 1949[1].
Khái niệm nhà nước pháp quyền phúc lợi thực ra đã có từ hơn 180 năm qua trong lịch sử nước Đức. Nó đã có những đóng góp mang tính quyết định trong việc tạo ra các giải pháp khả thi cho các vấn đề của xã hội phát triển công nghiệp hiện đại Đức - quyền lực nhà nước trước đó và tính hợp hiến pháp của quyền lực nhà nước đương đại đã tích hợp một cách thành công với các thiết chế chính trị - kinh tế - xã hội tạo ra những thay đổi và chuyển biến căn bản trong sự phát triển của nước Đức qua những thời kỳ lịch sử khác nhau. Nước Đức đã trở thành một quốc gia tiên phong trong việc phát triển hệ thống an sinh xã hội hiện đại. Một nghiên cứu so sánh được thực hiện ở châu Âu cho thấy rằng không có một hệ thống phúc lợi chung cho các quốc gia châu Âu, không có con đường hoàn chỉnh sẵn có cho các chính sách xã hội ở các quốc gia khác nhau, tuy nhiên một tiêu chí chung cho các nhà nước phúc lợi là luôn gắn bó với những lợi ích cơ bản của công dân thì luôn thống nhất. Nước Đức thừa nhận những quyền và lợi ích cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến chương về quyền công dân châu Âu[2]
Các cội rễ sâu xa hơn của nhà nước phúc lợi Đức bắt nguồn trong việc chăm sóc người già, bệnh nhân, góa phụ và trẻ mồ côi trong và sau chiến tranh ... Nhà thờ là những cơ sở từ thiện đầu tiên thực hiện các hoạt động mang tính phúc lợi xã hội, sau đó là sự nổi lên của một vài địa phương trong các công tác gắn với phúc lợi xã hội. Cuối cùng là nhà nước phúc lợi với các nguyên tắc đoàn kết cứu trợ, hợp tác và lợi ích cho mọi người. Các chuyên gia xây dựng các cơ quan hỗ trợ xã hội và phường hội dần dần cũng được chuyên môn hóa. Với sự ra đời của hệ thống "các vấn đề phúc lợi xã hội" - một khái niệm có từ thế kỷ thứ XIX - các nhà chính trị đã xem xét phúc lợi xã hội trong tương quan với những vấn đề có những liên quan mới và xác định những xu hướng biến đổi chính trị đương đại.
Hệ thống phúc lợi xã hội và các thiết chế đảm bảo cho phúc lợi xã hội được duy trì cũng đã bắt đầu được xây dựng rất sớm ở Cộng hòa liên bang Đức từ giữa những năm 1945 và 1957 với những điểm nhấn là phúc lợi xã hội và bảo hiểm xã hội. Hệ thống phúc lợi và bảo hiểm xã hội đã tồn tại qua những thách thức to lớn đáng ngạc nhiên trong sự phát triển của nền chính trị Đức và tạo ra những giá trị bền vững không thay đổi trong các hình thức biểu hiện khác nhau của nó. Công dân gắn bó với nhà nước của họ suy cho cùng do được đảm bảo an toàn và do những lợi ích mà nhà nước mang lại. Chính phúc lợi và bảo hiểm xã hội đã tạo ra những nhân tố đảm bảo cho sự phát triển ổn định và phồn vinh của nước Đức. Sự chuyển biến chính trị ở nước Đức trong suốt 78 năm qua (1945-2023) đã chứng minh điều này. Hệ thống phúc lợi xã hội và bảo hiểm xã hội được cụ thể hóa trong các nguyên tắc chính trị của nhà nước Pháp quyền Đức đã tạo ra những cơ sở lợi ích mà mọi công dân Đức đều bị ràng buộc và có liên quan tới. Điều này giải thích tại sao các biến đổi chính trị ở Đức chủ yếu diễn ra theo xu hướng điều chỉnh và quan tâm đến các lợi ích xã hội như là những động lực then chốt của sự phát triển. Công dân Đức ngày nay khó hình dung ra một sự tồn tại tách rời nhà nước, ở bên ngoài nhà nước do những quyền lợi sát sườn mà họ được hưởng từ nhà nước. Một công dân Đức nếu không may ở trong tình trạng không nghề nghiệp và vô gia cư sẽ được hưởng những trợ cấp xã hội để duy trì mức sống tối thiểu. Mức sống tối thiểu này không chỉ có ý nghĩa nhân đạo giúp duy trì đời sống của các cá nhân này mà nó còn có giá trị mang lại sự ổn định bền vững cho xã hội do chỗ nó loại trừ trong chừng mực nhất định những nhân tố bất ổn định do sự vi phạm pháp luật trong những tình thế bức bách của những cá nhân này gây ra.
Trợ cấp xã hội còn tạo ra một công cụ tài chính giúp điều chỉnh hành vi của một nhóm xã hội được coi là chứa đựng và tiềm ẩn những nhân tố bất ổn định nhất do chỗ nó cho phép có thể thực hiện cơ chế thưởng phạt bằng cách tăng hoặc cắt giảm bớt nguồn trợ cấp xã hội. Hỗ trợ xã hội theo các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách Đức là giải pháp cuối cùng cho vấn đề về những người không có đủ thu nhập, tài sản và những người không được bao phủ bởi những lợi ích của các hệ thống an sinh xã hội khác. Chức năng hỗ trợ xã hội nhằm bảo đảm một cuộc sống trong nhân phẩm cho tất cả người dân và giảm thiểu bất lợi xã hội trong những nhóm xã hội khác nhau. Ngoài việc cung cấp một tiêu chuẩn tối thiểu về mức sống xã hội, Chính phủ Đức thông qua trợ cấp xã hội còn theo đuổi các hoạt động có mục đích nhằm ngăn chặn nghèo đói và bần cùng hóa. Trong bối cảnh này, điều đặc biệt quan trọng thuộc về các biện pháp chống thất nghiệp, chính sách hỗ trợ nhà ở và một số chính sách xã hội theo định hướng cải thiện đời sống của công chức, người lĩnh lương hưu, thiết lập các chế độ bảo hiểm chăm sóc dài hạn và điều dưỡng người cao tuổi, nâng cao mức bảo hiểm độc lập của phụ nữ và thiết lập các quy định mới về xóa nợ với quy định miễn trừ dư nợ cho các cá nhân gặp nhiều khó khăn. Phúc lợi xã hội được nâng lên thành những quyền xã hội mà mọi công dân đều có quyền đòi hỏi và được chi trả dựa vào nguồn thu chủ yếu là thuế. Mục đích cuối cùng của hệ thống phúc lợi và bảo hiểm xã hội luôn được nhấn mạnh là chống lại sự nghèo đói và đảm bảo quyền tồn tại tối thiểu của công dân. Có thể kể ra các hình thức của trợ cấp xã hội như trợ cấp thất nghiệp (từ năm 2005 có thêm tiền trợ cấp thất nghiệp II)[3], tiền trợ cấp cho thanh thiếu niên, trợ cấp thuê nhà, trợ cấp đảm bảo mức sống tối thiểu cho những người về hưu, quỹ hỗ trợ giáo dục và đào tạo, quỹ đền bù xã hội v.v…
Hệ thống phúc lợi và bảo hiểm xã hội là một thuật ngữ bao chứa trong nó nhiều chính sách ưu việt của mô hình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội Đức. Phúc lợi xã hội được hiểu theo nghĩa không chỉ là phúc lợi về vật chất mà còn là phúc lợi về tinh thần. Theo nghĩa đó các công dân được hưởng một cách đầy đủ nhất hệ thống giáo dục không mất tiền, được hưởng quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng, quyền tự do ngôn luận, tự do bầy tỏ quan điểm và các quyền lợi tinh thần khác. Liên quan đến hệ thống phúc lợi và bảo hiểm xã hội Đức là một loạt các chính sách ưu việt khác như chính sách giáo dục không mất tiền, chính sách y tế khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm trong phần lớn các trường hợp không phải trả tiền.
Hệ thống giáo dục không phải đóng học phí cho đến lúc có thể học hết một bằng cấp nghề nghiệp đầu tiên là ưu điểm nổi bật trong chính sách giáo dục của nhà nước Đức. Giáo dục không mất tiền vốn là mong muốn, là mục tiêu hiện thực của nhiều nhà nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây. Tuy nhiên vì nhiều lý do kinh tế xã hội khác nhau mà mục tiêu này trong chừng mực nào đó chưa thực hiện được hoặc đã thực hiện nhưng không duy trì được. Đối với nhà nước Đức đó cũng là một gánh nặng ngân sách lớn, tuy nhiên nó được bù đắp bởi những nguồn thu ngân sách khác nhau. Trong những năm gần đây chính sách giáo dục đó cũng từng bước được điều chỉnh theo định hướng nâng cao hiệu quả giáo dục do những gánh nặng ngân sách quá lớn. Theo đó học sinh, sinh viên được khuyến khích học tập dưới sự tài trợ của nhà nước cho tới lúc có được những bằng cấp nghề nghiệp đầu tiên. Nếu vì một lý do nào đó họ phải tham gia khóa đào đạo cho một bằng cấp của nghề nghiệp thứ hai thì họ sẽ phải trả tiền cho khóa đào tạo tiếp theo này. Nước Đức có một hệ thống giáo dục phổ thông phân hạng dựa trên sự phân loại qua kết quả học tập của học sinh. Sau 4 năm học tiểu học mà tại Đức gọi là Grundschule, hệ thống giáo dục bắt đầu chia học sinh lứa 9-10 tuổi vào 3 loại trường khác nhau. Hauptschule dành cho những học sinh sẽ đi học nghề; Realschule dành cho những học sinh định hướng vào các nghề kỹ thuật, nhân viên văn phòng nhưng ở cấp thấp; và hạng cao nhất là phổ thông trung học Gymnasium cấp bằng Abitur. Sau 13 năm học tập tấm bằng tốt nghiệp trung học (Abitur) bảo đảm cho học sinh có đủ các kiến thức cần thiết để vào học bậc đại học. Hệ thống trường Đại học và Cao đẳng ở Đức bao gồm trên dưới 130 trường phân bố rộng khắp trên lãnh thổ Đức. Các trường Đại học công lập Đức được hưởng ngân sách từ chính phủ Liên bang. Con số này tương đối lớn ví dụ Trường Đại học Humboldt (Berlin) có ngân sách 200 triệu euro/năm. Ngân sách này cho phép các trường tuyển chuyên gia và các giáo sư tốt nhất từ trong nước và quốc tế. Đội ngũ chuyên gia với chất lượng cao này là một đảm bảo cho chất lượng đào tạo trong các trường Đại học Đức. Bằng cấp ở Đức có chất lượng cao và được hầu hết các nước trên thế giới công nhận[4].
Trong một Châu Âu thống nhất, sự di chuyển tự do của những sinh viên xuất sắc thuộc các quốc gia thành viên đang mở ra những cơ hội cạnh tranh trong học tập chưa từng có ở các trường Đại học Đức. Người Đức rất tự hào về nguồn tài nguyên chất xám dồi dào của mình, mà nguồn tài nguyên này phần lớn có nguồn gốc từ sự rèn giũa trong môi trường Đại học Đức. Niềm tự hào chính đáng này của người Đức được xác nhận bằng nhiều phát minh khoa học gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học Đức.
Điều kiện tiên quyết cho những thành công của nền giáo dục Đức là sự giảng dậy rất tốt với những yêu cầu cao về chuyên môn và sự học tập hết sức nghiêm túc của sinh viên. Phần lớn sinh viên Đức có truyền thống nỗ lực trong học tập để nắm vững kiến thức và vượt qua những khó khăn trong khoa học nhằm thu nhận được những kỹ năng cho cuộc sống nghề nghiệp sau này. Các hành vi gian lận trong học tập, thi cử bị lên án và trừng phạt rất nghiêm khắc. Thi cử trong các trường đại học Đức được duy trì ở mức độ hà khắc với những đòi hỏi cao về chất lượng, điều này cũng là một nhân tố làm nên chất lượng cao của nền giáo dục Đức.
Hệ thống bảo hiểm y tế Đức với sự tham gia đông đảo của một phần lớn dân cư cho phép ngành Y tế có thể thực hiện khám chữa bệnh không mất tiền trong hầu hết các trường hợp. Chữa bệnh không mất tiền cũng là một tiêu chí mà các nhà nước xã hội chủ nghĩa phấn đấu để đạt tới. Điều này đã được thực hiện ở nước Đức. Nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của người Đức lớn, các rủi ro bị bệnh trong điều kiện thời tiết giá lạnh đặc biệt cao là những nguyên nhân để họ xây dựng một hệ thống bảo hiểm y tế hoàn thiện. Mỗi người tham gia bảo hiểm bị trừ một khoản tiền nhất định trong thu nhập hàng tháng, trong nhiều trường hợp sự tham gia bảo hiểm này là bắt buộc (sinh viên trong các trường đại học, công chức trong hệ thống nhà nước...). Người tham gia bảo hiểm được phát một thẻ từ chứa các thông tin cá nhân và mã số bảo hiểm. Khi ốm đau họ chỉ cần xuất trình thẻ này và chứng minh thư là có thể khám chữa bệnh ở bất cứ cơ sở y tế nào mà họ lựa chọn. Việc cấp thẻ bảo hiểm từ và quy định cho phép khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở y tế nào tạo ra những thuận tiện lớn cho người dân. Đối chiếu với những quy định khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm ở Việtnam chúng ta thấy có những quy định không cần thiết ví dụ như quy định về một nơi khám chữa bệnh cố định. Người dân cần có được quyền lựa chọn nơi khám chữa bệnh cho mình và trên thực tế họ sẽ lựa chọn địa điểm gần nơi họ cư trú nhất nếu như chất lượng khám chữa bệnh tốt. Điều này cũng tạo ra một cuộc cạnh tranh về chuyên môn và chất lượng của các cơ sở y tế, thông qua đó cũng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh[5].
Mục đích cuối cùng của Hệ thống phúc lợi và bảo hiểm xã hội ở Cộng hòa liên bang Đức ngày hôm nay là tạo ra một sự tham gia đông đảo của một dải rộng các nhóm xã hội khác biệt, đặc biệt là tầng lớp người nghèo, trong sự phát triển xã hội và kinh tế, đấu tranh chống những nguyên nhân và tác động của sự khác biệt và kỳ thị kinh tế xã hội; tăng cường và tạo ra các động lực của sự phát triển, giúp đỡ các công dân trong sự sinh tồn ổn định của họ, bảo vệ quyền sở hữu tài sản và nâng cao ý thức của họ về sự phát triển chung của xã hội . Mục tiêu của tất cả các nỗ lực này là nhằm đạt được sự phát triển bền vững, xây dựng một cơ cấu xã hội chứa đựng những năng lực phát triển lớn; tạo ra một cấu trúc xã hội vận hành tốt đảm bảo cho sự phát triển của các thế hệ tương lai. Mục tiêu đảm bảo sự phát triển bền vững, xây dựng cơ cấu xã hội chứa đựng những năng lực phát triển mạnh mẽ nhằm tạo ra một cấu trúc xã hội vận hành tốt còn được đảm bảo và thể hiện rõ nét qua các chính sách xã hội của Đức.
Chính sách xã hội ở Cộng hòa liên bang Đức trong chừng mực nào đó được thể hiện là các biện pháp nhằm cải thiện tình hình kinh tế xã hội, đặc biệt là để cải thiện điều kiện sống cho các tầng lớp bị thiệt thòi trong xã hội. Các nhà hoạch định chính sách xã hội ở Đức chủ yếu xuất phát từ khu vực công của nhà nước tuy nhiên quá trình hoạch định chính sách cũng có thể có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp tư nhân, tổ chức thương mại, các đoàn thể, tổ chức phi chính phủ và thậm chí của các tổ chức tôn giáo như nhà thờ. Ở Đức nghị viện là chủ thể của quá trình lập pháp, quá trình sửa đổi Luật pháp và các quy định chính thức tuy nhiên những đề xuất của chính phủ và ý kiến tham gia của đông đảo các tầng lớp khác nhau trong xã hội được quan tâm một cách đúng mức.
Những chính sách xã hội lâu đời nhất tồn tại trong lĩnh vực công ở Cộng hòa liên bang Đức có những mục tiêu chính là cải thiện tình hình kinh tế xã hội, xác lập một cuộc sống chung hài hoà với các cơ hội và điều kiện sống bình đẳng cho mọi người. Mục tiêu tổng thể của các chính sách xã hội Đức là hội nhập các nhóm xã hội khác nhau, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội và ổn định trật tự xã hội. Một trật tự xã hội hài hòa, ổn định trong đó mỗi thành viên đều tìm thấy những lợi ich của mình trong sự tích hợp với những lợi ích chung của toàn xã hội là cái đã được thiết lập trong truyền thống của nhà nước pháp quyền Đức. Các chính sách xã hội không chỉ là những chính sách treo lơ lửng trên bình diện vĩ mô của đời sống xã hội mà nó là các chính sách được cụ thể hóa trong hệ thống phúc lợi của tất cả các công ty tư nhân cũng như trong hệ thống nhà máy, công sở và trường học ở khu vực công. Trong đó, các công ty và tập đoàn công nghiệp có trách nhiệm thành lập và duy trì các tổ chức phúc lợi nhằm hỗ trợ các trường hợp ốm đau, bệnh tật, tử vong, hỗ trợ các quỹ hưu trí và tổ chức nghiệp đoàn. Các chính sách xã hội Đức là một bằng chứng về sự phát triển nổi trội của các nhà nước phúc lợi ở các nước công nghiệp phát triển. Nhiều quốc gia đã và đang tạo ra những môi trường an sinh xã hội bền vững trước những thăng trầm trôi nổi của đời sống. Xem xét từ lịch sử phát triển của các nhà nước phúc lợi trong khu vực các nước công nghiệp phát triển có thể nhận thấy các môi trường an sinh xã hội không chỉ được tạo ra và tài trợ từ những đóng góp trích từ ngân sách quốc gia mà còn được tài trợ bởi chính nguồn ngân sách thu được từ đóng góp của các cá nhân thành viên được tài trợ. Tại thời điểm khi nhà nước tạo ra các động lực thúc đẩy xã hội phát triển, các chính sách xã hội ở Đức đã và đang phát huy tác dụng tích cực trong các giai đoạn phát triển và hoàn thiện tiếp theo của nước Đức.
Qua các phân tích, dẫn giải, miêu tả và đánh giá ở trên có thể nhận thấy :
Mô hình an sinh xã hội và pháp quyền phúc lợi xã hội Đức có khả năng giải quyết tốt các vấn đề chính trị xã hội nẩy sinh, tạo ra những tiền đề đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội Đức
Mô hình này gắn liền với lợi ích của nhiều thành phần trong xã hội, lợi ích của số đông cũng là điều kiện để duy trì sự ổn định lâu dài của xã hội Đức. Lợi ích của nhà quản lý, nhà tư bản trong chừng mực nào đó hòa đồng và trùng với lợi ích của người lao động trên những phương diện cơ bản đảm bảo cho mối quan hệ quan trọng nhất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa : quan hệ giữa nhà tư bản và người lao động được duy trì trong sự tìm kiếm tương hỗ lợi ích và ổn định. Nhà tư bản tìm thấy lợi ích của mình từ phía người lao động đồng thời người lao động cũng tìm thấy những quyền lợi của mình từ phía nhà tư bản.
Bình đẳng xã hội trên nhiều lĩnh vực được duy trì và phổ biến như một giá trị cốt lõi duy trì sự ổn định chính trị xã hội. Bình đẳng thể hiện rõ nét nhất ở chế độ lương bổng trả theo năng lực và những giá trị lao động đóng góp cho xã hội. Bình đẳng xã hội còn thể hiện rõ ở chỗ mọi người có cơ hội như nhau trước các cơ hội việc làm và thăng tiến trong xã hội.
Mô hình Đức là một sự lựa chọn con đường thứ ba giữa một bên là mô hình an toàn xã hội kiểu tự do thuần túy định hướng thị trường và một bên là nhà nước phúc lợi xã hội với nền kinh tế thị trường có điều tiết trong đó những định hướng phúc lợi chiếm tỷ trọng lớn hơn. Những cải cách lớn của nước Đức thường chỉ được thực hiện khi có được sự đồng thuận tương đối giữa hai Đảng chính trị lớn được người Đức gọi là Đảng dân tộc (Volkspartei) là SPD và CDU. Do sự khác biệt về quan điểm chính trị các Đảng chính trị lớn này luôn đóng vai trò đối trọng phản biện và kiểm chứng lẫn nhau khi xem xét các chiến lược và chính sách kinh tế xã hội mới được đề xuất. Cơ chế phản biện kiểm chứng lẫn nhau được đặt trong bối cảnh cạnh tranh chính trị và tranh giành ảnh hưởng chính trị làm cho chúng trở nên đặc biệt có hiệu quả. Các chiến lược sách lược ảnh hưởng tiêu cực đến quốc kế dân sinh đến quyền lợi của dân tộc Đức được loại bỏ từ khâu đề xuất, cái xấu luôn bị truy đuổi tìm kiếm và phơi bầy trước ánh sáng pháp luật. Cơ chế phản biện kiểm chứng đã trở thành nhân tố quan trọng trong việc minh bạch hóa các quan hệ quyền lực, ngăn chặn một cách có hiệu quả sự lạm dụng quyền lực và tham nhũng, duy trì một cơ thể chính trị khỏe khoắn và lành mạnh.
Trong xã hội Đức con người luôn đứng ở trung tâm của những nỗ lực chính trị. Giá trị và phẩm giá con người được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ. Các vấn đề pháp quyền và phúc lợi liên quan đến con người như chế độ lương bổng, chế độ hưu trí và việc làm luôn được sự quan tâm rất đúng mức của chính quyền. Giá trị và phẩm giá con người còn được bảo vệ trong những quy định pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự mang tính phổ biến của xã hội. Nói một cách khác Pháp luật có trách nhiệm bảo vệ người dân trong các lĩnh vực rất thông thường liên quan đến phẩm giá và khả năng tái tạo sức lao động của họ.
Mô hình an sinh xã hội và pháp quyền phúc lợi ở Cộng hòa liên bang Đức đã chú ý và thiết lập mối quan hệ giữa xã hội và thị trường, nhận biết rõ những nhu cầu của thị trường và những khuynh hướng vận động cơ bản của xã hội, thực hiện một chính sách có trách nhiệm trong điều tiết thị trường và quản lý xã hội, thông qua đó đáp ứng được các nhu cầu của thị trường và xã hội.
Hệ thống phúc lợi xã hội với tính cách là hạt nhân của mô hình quản lý và phát triển xã hội Đức đã thực hiện tốt các chức năng xã hội của mình, đảm bảo công bằng xã hội thông qua việc thực hiện các quyền con người cơ bản, phân phối công bằng các sản phẩm xã hội, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng rất có hiệu quả. Mô hình đã tạo ra những tiền đề phục vụ tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực của người dân trong việc sẵn sàng tham gia vào các quá trình biến đổi xã hội và biến đổi kinh tế. Mô hình quản lý phát triển xã hội Đức đã hạn chế được những bất ổn xã hội, thông qua các chính sách trợ cấp xã hội trợ giúp các công dân vượt qua được những rủi ro trong đời sống như tai nạn, ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp, tạo ra những tiền đề cho sự phát triển bền vững.
Mặc dù có những ưu điểm nổi trội, ưu điểm là cơ bản và có hệ thống nhưng mô hình an sinh xã hội và pháp quyền phúc lợi xã hội Đức vẫn có những hạn chế nhất định. Hệ thống an sinh xã hội của Đức dựa trên nguyên tắc bảo hiểm xã hội, theo đó người dân phải đóng góp vào các quỹ bảo hiểm theo tỷ lệ thu nhập của mình, để được nhận các quyền lợi khi gặp các rủi ro xã hội như bệnh tật, thất nghiệp, già yếu. Tuy nhiên, nguyên tắc này có thể gây ra sự bất bình đẳng giữa các nhóm người dân khác nhau, nhất là đối với những người có thu nhập thấp, không ổn định hoặc không tham gia bảo hiểm. Hơn nữa, nguyên tắc này cũng có thể gây áp lực lớn cho các quỹ bảo hiểm khi phải đối mặt với sự biến đổi của dân số và nhu cầu an sinh xã hội. Đặc biệt, trợ cấp dành cho người thất nghiệp đã liên tục bị giảm trong một số "luật cơ cấu ngân sách" kể từ đầu những năm 1980 - gần đây nhất là vào năm 1993 từ 68% (đối với gia đình; 63% đối với người khác) xuống còn 67% (hoặc 60%) tiền lương đối với người thất nghiệp. trợ cấp thất nghiệp và từ 58% (56%) xuống còn 57% (hoặc 53%) cho trợ cấp thất nghiệp. Điều này tạo ra nhu cầu trợ giúp xã hội một cách giả tạo. Một số nhóm không còn quyền yêu cầu - điều này cũng sẽ xảy ra nếu chính phủ đề xuất hạn chế hỗ trợ thất nghiệp trong hai năm trở thành luật[6].
Tuy nhiên, những khiếm khuyết về cơ cấu trong bảo hiểm xã hội và các hệ thống thượng nguồn khác thậm chí còn nghiêm trọng hơn: Ở Đức, không giống như hầu hết các nước Scandinavi, không có phúc lợi bảo hiểm xã hội tối thiểu, tức là không có lương hưu tối thiểu và không có phúc lợi cho người thất nghiệp, trong mọi trường hợp đều đảm bảo mức tối thiểu. mức sinh hoạt phí. Nếu điều này được thay đổi, tức là một cuộc cải cách xã hội được khởi xướng thay vì một cuộc cải cách trợ giúp xã hội đơn thuần, trợ giúp xã hội sẽ đột nhiên bị cắt giảm dân số: một phần ba số người nhận trợ giúp sẽ không còn cần phải đến văn phòng phúc lợi xã hội nếu tất cả những người thất nghiệp có quyền hưởng lợi
Hệ thống an sinh xã hội của Đức cũng phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế và ngân sách Nhà nước. Khi kinh tế suy thoái hoặc ngân sách thiếu hụt, các chính sách an sinh xã hội sẽ bị cắt giảm hoặc không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Điều này đã xảy ra trong quá khứ khi Đảng SPD phải thực hiện các biện pháp tiết kiệm và cải cách an sinh xã hội để ứng phó với khủng hoảng kinh tế và tài chính. Các biện pháp này đã gây ra nhiều tranh cãi và phản ứng trong xã hội, làm giảm uy tín và sự ủng hộ của Đảng SPD.
Hệ thống an sinh xã hội của Đức cũng chưa thể giải quyết được một số vấn đề xã hội nghiêm trọng như nghèo đói, bất bình đẳng, thiếu công bằng, thiếu cơ hội giáo dục và việc làm cho một số nhóm người dân, đặc biệt là người nhập cư, người di cư, người thiểu số. Các chính sách an sinh xã hội của Đảng SPD còn thiếu tính toàn diện, linh hoạt và hiệu quả để đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của người dân trong bối cảnh xã hội đa dạng và biến đổi.
Hệ thống bảo hiểm xã hội Đức duy trì một tỷ lệ đóng góp quá cao so với mức thu nhập, trong nhiều trường hợp tạo ra mức triết khấu rất lớn cho người lao động
Hệ thống lương hưu của Đức không được cao tỷ lệ lương hưu được hưởng chỉ chiếm tối đa khoảng 50% tiền lương lúc còn lao động. ngoài ra hệ thống bảo hiểm thất nghiệp có thể tạo ra tình trạng mất việc làm rộng hơn do chỗ người lao động không nỗ lực tìm kiếm việc làm hoặc nỗ lực đạt tới các kỹ năng nghề nghiệp cao để giữ được việc làm của mình. Tâm lý ỷ lại vào hệ thống phúc lợi xã hội và trách nhiệm của nhà nước dẫn tới một sự trì trệ và sự mở rộng tình trạng thất nghiệp trên thị trường lao động. Điều này trong chừng mực nào đó không kích thích sự phát triển của nền kinh tế và không tạo ra một sự phát triển thịnh vượng chung cho toàn xã hội[7].
Những kinh nghiệm thực tiễn rút ra từ mô hình Đức có thể được xem xét dưới những góc độ rất khác nhau tùy thuộc vào vị trí và lăng kính chủ quan của người xem xét. Tuy nhiên quan trọng nhất có thể vẫn phải là sự duy trì được tính có hiệu lực cao của hệ thống pháp luật và duy trì được cơ chế bảo trợ xã hội và phúc lợi xã hội một cách thực sự có hiệu quả.
Những giá trị tham chiếu có thể rút ra đối với Việt nam là :
Hệ thống an sinh xã hội Đức là một trong những hệ thống phát triển và bền vững nhất thế giới, được xây dựng từ thế kỷ 19 và liên tục cải tiến để phù hợp với các thay đổi xã hội. Hệ thống này bao gồm các chính sách và chương trình do Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiện, nhằm bảo đảm cho mọi người dân ít nhất có được mức thu nhập tối thiểu, cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, nhà ở, hưu trí, thất nghiệp.
Hệ thống an sinh xã hội Đức có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ. Người dân phải đóng góp bảo hiểm xã hội bắt buộc theo tỷ lệ thu nhập cố định của mình, được chia đều giữa người lao động và chủ lao động. Người dân cũng được khuyến khích tham gia vào các kế hoạch bảo hiểm tư nhân hoặc tự nguyện để bổ sung cho các quyền lợi từ bảo hiểm theo luật định.
Hệ thống an sinh xã hội Đức có sự kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý độc lập và minh bạch, không phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước. Các tổ chức xã hội cũng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp và giám sát các dịch vụ an sinh xã hội.
Hệ thống an sinh xã hội Đức có sự linh hoạt và đổi mới để phù hợp với các yêu cầu của nền kinh tế thị trường và sự biến đổi của dân số. Các chính sách an sinh xã hội được điều chỉnh theo mức sống, mức thu nhập và chi phí y tế của người dân. Các biện pháp được áp dụng để khuyến khích người lao động tiếp tục làm việc ở tuổi cao hoặc làm việc bán thời gian để duy trì sự cân bằng giữa người đóng góp và người nhận lợi từ các quỹ bảo hiểm.
Tài liệu tham khảo
Alexandro Kleine: Operationalisierung einer Nachhaltigkeitsstrategie - Ökologie, Ökonomie und Soziales integrieren; Wiesbaden: Gabler 2009.
Ana Isabel Erdozain: Die Rolle der Öffentlichen Meinung beim Aufbau der Sozialpolitik, in: Rolf Fechner/Lars Clausen/Arno Bammé, Öffentliche Meinung zwischen neuer Wissenschaft und neuer Religion, Profil Verlag, München/Wien 2005, S. 211-230, ISBN 3-89019-590-3
Braunthal,G. : Parties and Politics in Modern Germany, Boulder, Colo, and Oxford : Westview Press 1996
Christoph Möllers, Gewaltengliederung. Legitimation und Dogmatik im nationalen und internationalen Rechtsvergleich, Tübingen 2005
Dang, Huy Trinh Cơ cấu quyền lực và tổ chức Đảng phái trong hệ thống chính trị Cộng hoà Liên bang Đức
- Thông tin Chính trị học, số 3, Hanoi 2007
Dang, Huy Trinh Hệ thống chính trị Cộng hòa liên bang Đức, Tập bài giảng Chính trị học so sánh ( dành cho Học viên Cao học), Hanoi 2008
Dieter Sienknecht: Sozialpolitik, EVA, Hamburg 2007, ISBN 978-3-434-46170-8
Deutscher Bundestag: Konzept Nachhaltigkeit. Vom Leitbild zur Umsetzung. Deutscher Bundestag, Referat Öffentlichkeitsarbeit. Bonn 1998
Felix Ekardt: Das Prinzip Nachhaltigkeit. Generationengerechtigkeit und globale Gerechtigkeit. München 2005.
Felix Ekardt, Cornelia Richter: Soziale Nachhaltigkeit? in : Zeitschrift für Umweltpolitik und Umweltrecht, Jahrgang 2006.
Georg Vobruba (Hg.): Strukturwandel der Sozialpolitik, Suhrkamp, Frankfurt am Main 1990
Gerhard Bäcker u.a.,Sozialpolitik und soziale Lage in Deutschland, 2 Bände, 4. Auflage, Wiesbaden
Heinz Laufer und Ursula Münch: Das föderative System der Bundesrepublik Deutschland, Opladen 1998
Joachim Jens Hesse / Thomas Ellwein: Das Regierungssystem der Bundesrepublik Deutschland, Berlin 2004
Jörg Tremmel: Nachhaltigkeit als politische und analytische Kategorie. Der deutsche Diskurs um nachhaltige Entwicklung im Spiegel der Interessen der Akteure, München ; ökom, Ges. für Ökologische Kommunikation, 2003, ISBN 3-936581-14-2
IFOK (Institut für Organisationskommunikation): Bausteine für ein zukunftsfähiges Deutschland. Diskursprojekt im Auftrag von VCI und IG Chemie-Papier-Keramik, Wiesbaden 1997
Karl-Werner Brand & Georg Jochum: Der deutsche Diskurs zu nachhaltiger Entwicklung, Abschlussbericht eines DFG-Projekts zum Thema „Sustainable Development/Nachhaltige Entwicklung – Zur sozialen Konstruktion globaler Handlungskonzepte im Umweltdiskurs“, Münchner Projektgruppe für Sozialforschung e.V., MPS-Text 1/2000.
Karlheinz Niclauß: Kanzlerdemokratie., Paderborn 2004
SRU (Rat von Sachverständigen für Umweltfragen): Umweltgutachten 2008 - Umweltschutz im Zeichen des Klimawandels, Berlin 2008, Bundestags-Drucksache 16/9990
Stockmann, Reinhard (1996): Die Wirksamkeit der Entwicklungshilfe. Eine Evaluation der Nachhaltigkeit von Programmen und Projekten der Berufsbildung. Opladen: Westdeutscher Verlag
Bericht der Bundesregierung zur Bildung für eine nachhaltige Entwicklung
Bundestag: Aktionsplan zur UN-Weltdekade „Bildung für nachhaltige Entwicklung“
Sachverständigenrat für Umweltfragen: Umweltgutachten 2002. Für eine neue Vorreiterrolle, Stuttgart: Metzler-Poeschel, 2002. ISBN 3-8246-0666-6. (Bundestags-Drucksache 14/8792)
Michael Kraack, Heinrich Pehle, Petra Zimmermann-Steinhart: Umweltintegration in der Europäischen Union. Das umweltpolitische Profil der EU im Politikfeldvergleich. Baden-Baden : Nomos, 2001 (Integration Europas und Ordnung der Weltwirtschaft Bd. 23) ISBN 3-7890-7623-6
J. Jörissen, J. Kopfmüller, V. Brandl, M. Paetau: Ein integratives Konzept nachhaltiger Entwicklung Karlsruhe: Forschungszentrum Karlsruhe GmbH, 1999 (Technik und Umwelt, Wissenschaftliche Berichte FZKA 6393)
WSSD: Plan of Implementation of the World Summit on Sustainable Development, (Chapter I, Art. 1), New York 2002
Petra Dobner: Neue Soziale Frage und Sozialpolitik. (Lehrbuch: Elemente der Politik), Wiesbaden: VS Verlag für Sozialwissenschaften, 2007, ISBN 9783531904764
Frevel/Dietz: Sozialpolitik kompakt.Westdeutscher Verlag, Wiesbaden 2004, ISBN 3-531-138731
Volker Hentschel: Geschichte der deutschen Sozialpolitik 1880-1980. Suhrkamp, Frankfurt am Main 1983.
Franz-Xaver Kaufmann: Sozialpolitisches Denken. Die deutsche Tradition. Suhrkamp, Frankfurt am Main: 2003
Lothar F. Neumann/Klaus Schaper: Die Sozialordnung der Bundesrepublik Deutschland. 5. Aufl., Bonn 2008, ISBN 978-3593386065
Manfred G. Schmidt: Sozialpolitik in Deutschland. Historische Entwicklung und internationaler Vergleich. VS (Verlag für Sozialwissenschaften), 2005, ISBN 3-531-14880-X
Wissenschaftliche Dienste des Deutschen Bundestages: Nachhaltigkeit, Der aktuelle Begriff 06/2004, 6. April 2004
https://www.gesetze-im-internet.de/gg/GG.pdf
https://www.europarl.europa.eu/charter/pdf/text_de.pdf
https://www.arbeitsagentur.de/arbeitslos-arbeit-finden/arbeitslosengeld/finanzielle-hilfen/arbeitslosengeld-anspruch-hoehe-dauer
https://www.make-it-in-germany.com/de/leben-in-deutschland/mit-familie/schulsystem
https://www.bundesgesundheitsministerium.de/fileadmin/user_upload/Das-deutsche-Gesundheitssystem_bf.pdf
https://library.fes.de/fulltext/asfo/00689004.htm#E10E10
https://www.arbeitsrechte.de/rente/)
[1] [1] Xem Grundgesetz für die Bundesrepublik Deutschland (https://www.gesetze-im-internet.de/gg/GG.pdf ): Art 20 (1) Die Bundesrepublik Deutschland ist ein demokratischer und sozialer Bundesstaat. (2) Alle Staatsgewalt geht vom Volke aus. Sie wird vom Volke in Wahlen und Abstimmungen und durch besondere Organe der Gesetzgebung, der vollziehenden Gewalt und der Rechtsprechung ausgeübt. (3) Die Gesetzgebung ist an die verfassungsmäßige Ordnung, die vollziehende Gewalt und die Rechtsprechung sind an Gesetz und Recht gebunden. (4) Gegen jeden, der es unternimmt, diese Ordnung zu beseitigen, haben alle Deutschen das Recht zum Widerstand, wenn andere Abhilfe nicht möglich ist. Art 20a Der Staat schützt auch in Verantwortung für die künftigen Generationen die natürlichen Lebensgrundlagen und die Tiere im Rahmen der verfassungsmäßigen Ordnung durch die Gesetzgebung und nach Maßgabe von Gesetz und Recht durch die vollziehende Gewalt und die Rechtsprechung
Art 28 (1) Die verfassungsmäßige Ordnung in den Ländern muß den Grundsätzen des republikanischen, demokratischen und sozialen Rechtsstaates im Sinne dieses Grundgesetzes entsprechen. In den Ländern, Kreisen und Gemeinden muß das Volk eine Vertretung haben, die aus allgemeinen, unmittelbaren, freien, gleichen und geheimen Wahlen hervorgegangen ist. Bei Wahlen in Kreisen und Gemeinden sind auch Personen, die die Staatsangehörigkeit eines Mitgliedstaates der Europäischen Gemeinschaft besitzen, nach Maßgabe von Recht der Europäischen Gemeinschaft wahlberechtigt und wählbar. In Gemeinden kann an die Stelle einer gewählten Körperschaft die Gemeindeversammlung treten. (2) Den Gemeinden muß das Recht gewährleistet sein, alle Angelegenheiten der örtlichen Gemeinschaft im Rahmen der Gesetze in eigener Verantwortung zu regeln. Auch die Gemeindeverbände haben im Rahmen ihres gesetzlichen Aufgabenbereiches nach Maßgabe der Gesetze das Recht der Selbstverwaltung. Die Gewährleistung der Selbstverwaltung umfaßt auch die Grundlagen der finanziellen Eigenverantwortung; zu diesen Grundlagen gehört eine den Gemeinden mit Hebesatzrecht zustehende wirtschaftskraftbezogene Steuerquelle. (3) Der Bund gewährleistet, daß die verfassungsmäßige Ordnung der Länder den Grundrechten und den Bestimmungen der Absätze 1 und 2 entspricht.
[2] Xem Charta der Europäischen Bürgerrechte ( https://www.europarl.europa.eu/charter/pdf/text_de.pdf)
[3] Xem Arbeitslosengeld: Anspruch, Höhe, Dauer (https://www.arbeitsagentur.de/arbeitslos-arbeit-finden/arbeitslosengeld/finanzielle-hilfen/arbeitslosengeld-anspruch-hoehe-dauer)
[4] Xem Deutschlands Schulsystem ( https://www.make-it-in-germany.com/de/leben-in-deutschland/mit-familie/schulsystem)
[5] Xem : Das deutsche Gesundheitssystem (https://www.bundesgesundheitsministerium.de/fileadmin/user_upload/Das-deutsche-Gesundheitssystem_bf.pdf)
[6] Xem Reform der Sozialhilfe aus Sicht der Wissenschaft (https://library.fes.de/fulltext/asfo/00689004.htm#E10E10) -tr.72-73
[7] Xem Rente: Alles rund um die gesetzliche Altersvorsorge ( https://www.arbeitsrechte.de/rente/)