Triển khai gỡ khó bất động sản: Bộ Xây dựng hỏa tốc báo cáo Thủ tướng

Vũ Xuân Kiên
Vừa qua, một số doanh nghiệp bất động sản đã phát hành lượng trái phiếu rất lớn và có hạn trả nợ vào năm 2023. Đây là áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp trong thời gian tới.

Sáng 3/8, Bộ Xây dựng đã có báo cáo hỏa tốc gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Trong báo cáo, cơ quan này nhấn mạnh gánh nặng của các doanh nghiệp trong thời gian tới, đặc biệt vừa qua một số doanh nghiệp bất động sản đã phát hành số trái phiếu lên tới hàng nghìn tỷ đồng trong khi đang bế tắc về dòng tiền để trả nợ.

bds-3-1691050062.jpg
Nhiều dự án bất động sản đang gặp khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: Hùng Võ/Vietnam+)

Nhiều dự án bất động sản bị chậm

Theo Bộ Xây dựng, trong quý 2, nguồn cung bất động sản, nhà ở vẫn hạn chế. Số lượng dự án hoàn thành chỉ có 7 dự án với 2.424 căn (bao gồm 852 căn hộ; 1.572 căn nhà riêng lẻ); số lượng dự án triển khai chỉ bằng khoảng 50% so với quý I/2023 và bằng khoảng 29,17% so với quý II/2022.

Lý do khiến việc triển khai các dự án bị chậm hoặc bị dừng, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, là bởi nhiều dự án gặp khó khăn vướng mắc về pháp lý, nguồn vốn…

Thống kê cho thấy hiện có 986 dự án với 413.539 căn đang triển khai xây dựng đang gặp khó khăn. Trong đó, khu vực miền Bắc có 415 dự án (176.317 căn hộ; 115.622 căn nhà riêng lẻ); khu vực miền Trung có 372 dự án (13.822 căn hộ, 75.770 căn nhà riêng lẻ); ở miền Nam có 197 dự án (2.170 căn hộ, 29.804 căn nhà ở riêng lẻ).

Trong khi đó, về nguồn vốn, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến 30/6/2023, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 947.890 tỷ đồng tăng trưởng 17,41% so với 31/12/2022. Vốn FDI đầu tư vào các ngành nghề kinh tế đều giảm nhẹ; riêng bất động sản ghi nhận giảm sút mạnh nhất, với tổng vốn đăng ký là 1,53 tỷ USD (giảm 51,5% so với cùng kỳ năm trước).

Đánh giá về tình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết cơ bản các khó khăn, vướng mắc về mặt thể chế, pháp luật liên quan đến việc đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thủ tướng và các bộ, ngành, đã được tháo gỡ thông qua việc ban hành các nghị định và thông tư liên quan.

Tuy vậy, ông Sinh cũng lưu ý một phần nguyên nhân khiến các dự án bị chậm còn liên quan đến một số vướng mắc về mặt thể chế, pháp luật thuộc quy định của Luật đang được Chính phủ đề xuất tháo gỡ trong dự thảo các luật trình Quốc hội xem xét thông qua trong thời gian tới.

Đơn cử như việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vấn đề đất đai trong các quy định của Luật Đất đai về phương pháp xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, bảng giá đất, giải phóng mặt bằng; tháo gỡ khó khăn về phát triển nhà ở xã hội trong các quy định của Luật Nhà ở về quy hoạch, bố trí quỹ đất làm nhà ở xã hội, lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, ưu đãi và trách nhiệm của chủ đầu tư.

Ngoài ra, qua tổng hợp, nghiên cứu, xem xét các văn bản báo và kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân, Bộ Xây dựng nhận thấy hầu hết các khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương. Nguyên nhân chủ yếu do địa phương hiểu và áp dụng pháp luật chưa đầy đủ, chưa đúng...

“Hiện tại các địa phương đều đã đang tích cực tập trung giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhưng chưa có kết quả cụ thể; một số cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị thực thi pháp luật có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ rủi ro pháp lý dẫn đến đùn đẩy, né tránh, giải quyết chậm, không dám quyết định,” ông Sinh nhấn mạnh.

Về trái phiếu doanh nghiệp, ông Sinh cho biết Bộ Tài chính đã có nhiều văn bản chỉ đạo doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu tập trung nguồn lực thanh toán nợ trái phiếu, bảo đảm quyền lợi của các nhà đầu tư. Tuy nhiên thời gian qua, một số doanh nghiệp bất động sản đã phát hành một lượng trái phiếu rất lớn trong khi đang gặp rất nhiều khó khăn về dòng tiền để trả nợ.

“Số lượng trái phiếu lên tới hàng nghìn tỷ đồng và có hạn trả nợ vào năm 2023. Đây là áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp trong thời gian tới,” ông Sinh nói.

bds1-1691050062.jpg
Nguyên nhân khiến các dự án bị chậm là do vướng mắc về pháp lý, gặp khó về nguồn vốn. (Nguồn: Hùng Võ/Vietnam+)

Tập trung phát triển nhà ở xã hội

Đưa ra giải pháp để vược dậy thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng đề xuất thời gian tới các bộ, ngành, địa phương cần tập trung triển khai hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp đã được Chính phủ, Thủ tướng giao liên quan đến việc tháo gỡ vướng mắc về đất đai, vật liệu xây dựng.

Trong đó, yếu tố quan trọng là cần tập trung thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, giải ngân vốn đầu tư công và các nguồn vốn cho vay ưu đãi để tạo động lực, sức lan tỏa, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, bền vững.

“Cần phải quán triệt đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng cần tập trung giải quyết theo nguyên tắc khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải giải quyết; chấm dứt tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm,” Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh nhấn mạnh.

Đơn cử như việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vấn đề đất đai trong các quy định của Luật Đất đai về phương pháp xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, bảng giá đất, giải phóng mặt bằng; tháo gỡ khó khăn về phát triển nhà ở xã hội trong các quy định của Luật Nhà ở về quy hoạch, bố trí quỹ đất làm nhà ở xã hội, lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, ưu đãi và trách nhiệm của chủ đầu tư.

Ngoài ra, qua tổng hợp, nghiên cứu, xem xét các văn bản báo và kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân, Bộ Xây dựng nhận thấy hầu hết các khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương. Nguyên nhân chủ yếu do địa phương hiểu và áp dụng pháp luật chưa đầy đủ, chưa đúng...

“Hiện tại các địa phương đều đã đang tích cực tập trung giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhưng chưa có kết quả cụ thể; một số cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị thực thi pháp luật có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ rủi ro pháp lý dẫn đến đùn đẩy, né tránh, giải quyết chậm, không dám quyết định,” ông Sinh nhấn mạnh.

Về trái phiếu doanh nghiệp, ông Sinh cho biết Bộ Tài chính đã có nhiều văn bản chỉ đạo doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu tập trung nguồn lực thanh toán nợ trái phiếu, bảo đảm quyền lợi của các nhà đầu tư. Tuy nhiên thời gian qua, một số doanh nghiệp bất động sản đã phát hành một lượng trái phiếu rất lớn trong khi đang gặp rất nhiều khó khăn về dòng tiền để trả nợ.

“Số lượng trái phiếu lên tới hàng nghìn tỷ đồng và có hạn trả nợ vào năm 2023. Đây là áp lực rất lớn cho các doanh nghiệp trong thời gian tới,” ông Sinh nói.

Tập trung phát triển nhà ở xã hội

Đưa ra giải pháp để vược dậy thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng đề xuất thời gian tới các bộ, ngành, địa phương cần tập trung triển khai hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp đã được Chính phủ, Thủ tướng giao liên quan đến việc tháo gỡ vướng mắc về đất đai, vật liệu xây dựng.

Trong đó, yếu tố quan trọng là cần tập trung thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, giải ngân vốn đầu tư công và các nguồn vốn cho vay ưu đãi để tạo động lực, sức lan tỏa, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, bền vững.

“Cần phải quán triệt đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng cần tập trung giải quyết theo nguyên tắc khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải giải quyết; chấm dứt tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm,” Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh nhấn mạnh.