Nền kinh tế thứ ba thế giới đối mặt thách thức lớn, nguyên nhân do đâu?

Tran Huy
(Tapchivietduc.vn) - Đó là nhận định của chuyên gia từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund, viết tắt: IMF) liên quan đến sự phát triển chững lại của Đức - quốc gia vừa vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào 2/2024. Nguyên nhân được tổ chức giám sát hệ thống tài chính toàn cầu đưa ra bao gồm: Già hóa dân số trong độ tuổi lao động, thiếu đầu tư và quá nhiều thủ tục hành chính.

Nền kinh tế thứ ba thế giới đối mặt với nhiều khó khăn

Theo nghiên cứu đăng tải bởi IMF ngày 27/4 vừa qua, mô hình kinh tế của Đức đã bị phá vỡ đến mức không thể sửa chữa (irreparably broken). Chuyên gia từ tổ chức giám sát tài chính quốc tế cho rằng, sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những thập kỷ trước của quốc gia châu Âu này nhờ vào hoạt động nhập khẩu khí đốt giá rẻ từ Nga, giúp thúc đẩy các ngành xuất khẩu có tính cạnh tranh cao.

Tuy nhiên, khi khí đốt giá rẻ không còn nữa hay nói cách khác là lệnh trừng phạt nghiêm từ ngặt từ EU được ban hành, bao gồm cả những chỉ trích nhắm vào hành vi né luật (nhập khẩu trung gian), mô hình sản xuất của Đức cũng không thể hoạt động hiệu quả.

Với vị thế là một trong những quốc gia thuộc khối G7 - Diễn đàn của 7 cường quốc có nền kinh tế công nghiệp phát triển tiên tiến nhất thế giới, song những thành tựu gần đây của Đức chưa thật sự đạt được như kỳ vọng của giới quan sát. Dữ kiện từ IMF cho thấy, mặc dù là nước xuất siêu (xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu), trong năm 2023, thặng dư thương mại (giá trị xuất khẩu trừ nhập khẩu) của Đức chỉ đạt 4,3% GDP - tức thấp hơn mức những năm trước đại dịch.

Sự thiếu hụt nguồn cung khí đốt giá rẻ Nga cũng có tác động đến ngành công nghiệp hóa chất, kim loại và giấy ở Berlin. Nguyên nhân vì đây đều là những lĩnh vực tiêu tốn nhiều năng lượng trong sản xuất và vận hành. Ước tính trong năm ngoái, những ngành này chỉ mang lại 4% giá trị cho nền kinh tế.

Cuộc khủng hoảng năng lượng khiến các nhà sản xuất Đức tập trung vào những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn và sử dụng ít đầu, chú trọng quá trình chuyển đổi xanh - tức tìm cách bớt phụ thuộc vào Moscow. Không quá ngạc nhiên khi ngành ô tô nước này tăng 11% vào năm 2023, với kim ngạch xuất khẩu xe điện tăng 60%. Trong đó, chỉ riêng hai hãng xe Volkswagen và BMW đã chiếm hơn 10% doanh số bán xe điện toàn cầu.

c401b4ee-9595-41f6-89a3-832a600175a4-1714983607.jpg

Chuyên gia chỉ ra những thách thức tồn động đối với nền kinh tế thứ ba thế giới (Nguồn: Bundesregierung)

Thực tế, giới quan sát không đánh giá quá cao thành tựu vươn mình trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới của Berlin. Nên nhớ rằng quốc gia trước đó từng năm giữa vị trí này là Nhật Bản đã và đang trải quay cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khiến kinh tế suy thoái, giá trị tiền tệ không ngừng lao dốc.

Thế nhưng, mất đi nguồn cung dồi dào từ Nga cũng như các chính sách thắt chặt việc nhập khẩu né tránh không phải nguyên nhân duy nhất khiến Đức gặp khó. Có ba lý do khác khiến IMF nhận định nền kinh tế Berlin đang “quá yếu” (so weak), bao gồm: Dân số trong độ tuổi lao động tăng; đầu tư công giảm và thủ tục hành chính rườm rà.

Trong đó, tình hình già hóa dân số trong độ tuổi lao động có thể xem là vấn đề nan giải. Người di cư thoát từ những khu vực xảy ra xung đột trong năm qua (Nga - Ukraine, Israel - Hamas,…) và xu hướng người trẻ nghỉ hưu sớm cũng như tốc độ tăng trưởng lao động trong vòng 5 năm tới chậm đi là những nguyên nhân cần bàn đến.

Việc thiếu nguồn lao động chất lượng và tăng số lượng người trong độ tuổi nghỉ hưu còn gây áp lực không nhỏ đối với an sinh xã hội, nhiều khả năng khiến quốc gia này phải giảm lương hưu, thay đổi một số chính sách để cân bằng ngân sách.

Theo các chuyên gia, Đức có thể làm gì?

Để giải quyết vấn đề nguồn lao động, IMF cho rằng, Đức có thể tạo điều kiện cho phụ nữ kéo dài thời gian làm việc hơn so với thời hạn nghỉ hưu. Ước tính có ít hơn 2,3 triệu phụ nữ làm việc so với nam giới, trong khi đó tỷ lệ phụ nữ làm việc bán thời gian lại cao gấp 5 lần. Berlin cũng có thể mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc trẻ em và giảm thuế cho người có thu nhập thứ cấp ở các cặp vợ chồng.

Ở Đức, đầu tư công giảm trong những năm 1990 và kể từ đó hầu như không đủ để bù đắp khấu hao. Điều này khiến quốc gia này mặc dù dẫn dầu trong khối về một số lĩnh vực nhưng vẫn bị xếp gần đáy (near the bottom) các nền kinh tế tiên tiến về đầu tư công. Tiền dành cho đầu tư thường xuyên bị thiếu hụt và không đủ nhân viên làm việc ở các thành phố.

Theo đó, để thúc đẩy đầu tư công, IMF khuyến nghị Đức có thể mở rộng năng lực quy hoạch đô thị; tăng nguồn tài trợ đầu tư công bằng cách cải cách các khoản chi tiêu khác; huy động thêm doanh thu hoặc điều chỉnh giới hạn nợ đối với khoản vay liên bang.

Kinh tế cũng có thể được giải phóng thông qua việc giảm bớt thủ tục hành chính không cần thiết - vốn là rào cản đối với đầu tư và kinh doanh mới. Ví dụ, phải mất khoảng 5 - 6 năm để được cấp phép xây dựng một trang trại gió trên bờ và tốn thêm 120 ngày để có được giấy phép kinh doanh, cao hơn gấp đôi thời gian quy định của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development).

Chuyên gia đánh giá, Đức vẫn đang tụt hậu so với các nước EU khác trong việc cung cấp dịch vụ trực tuyến cho doanh nghiệp, bao gồm đăng ký và nộp thuế. Ví dụ, chỉ 43% dịch vụ Chính phủ hỗ trợ điền trước dữ liệu cá nhân trên các biểu mẫu trực tuyến, thay vào đó, các doanh nghiệp phải hoàn tất các thủ tục trực tiếp tại cơ quan theo phương pháp truyền thống. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với mức 68% trung bình của EU.

Huỳnh Kha