Đánh giá các mặt “được”, “chưa được” trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Tran Huy
Sáng 14/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì phiên làm việc của lãnh đạo Quốc hội với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội dự và chủ trì phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội dự và chủ trì phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Dự phiên làm việc có các Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải; các thành viên Đoàn giám sát; đại diện Thường trực các cơ quan của Quốc hội, lãnh đạo các bộ…

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đây là một trong 4 chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2023.

Đánh giá các mặt “được”, “chưa được” trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ảnh 1

Lãnh đạo các bộ, ngành và các đại biểu dự phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Dự kiến, tháng 8/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe Đoàn giám sát về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” báo cáo.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá, Đoàn giám sát đã thực hiện rất nghiêm túc các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thực hiện rất công phu với sự chỉ đạo rất sát sao, trách nhiệm của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Trưởng đoàn giám sát. 63 đoàn đại biểu Quốc hội và 48 hội đồng nhân dân cấp tỉnh đã gửi báo cáo kết quả giám sát liên quan tới nội dung này cho Đoàn giám sát.

Đánh giá các mặt “được”, “chưa được” trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ảnh 2

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Đoàn giám sát đã xây dựng 13 báo cáo chuyên đề, trong đó có 3 báo cáo chuyên đề được biên soạn thêm trên cơ sở yêu cầu của thực tiễn, dư luận xã hội, ý kiến đại biểu Quốc hội, ý kiến cử tri và nhân dân.

Đó là những báo cáo về việc tổ chức biên soạn, thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa; giá và chi phí phát hành (chiết khấu) sách giáo khoa; việc Bộ Giáo dục và Đào tạo không thực hiện chủ trương biên soạn một bộ sách giáo khoa.

Đánh giá các mặt “được”, “chưa được” trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ảnh 3

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vĩnh trình bày báo cáo tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Theo đánh giá, việc xây dựng các báo cáo chuyên đề là cách làm rất mới của Đoàn giám sát.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo nghị quyết là khâu cuối cùng của đoàn giám sát, vì vậy, cần phải đánh giá những cái được, chưa được, tồn tại, khuyết điểm, nguyên nhân khách quan, chủ quan, chỉ rõ trách nhiệm và Đoàn giám sát đưa ra kiến nghị đề xuất giải quyết.

Theo đó, những nội dung này phải làm căn cứ để Đoàn giám sát yêu cầu các cơ quan, tổ chức thực hiện.

Đánh giá các mặt “được”, “chưa được” trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ảnh 4

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Dự kiến chuyên đề giám sát này sẽ được báo cáo Thường vụ Quốc hội vào tháng 8.

Trên cơ sở các ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đoàn giám sát hoàn thiện báo cáo giám sát và dự thảo nghị quyết trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

VĂN CHÚC