Dấu mốc mới trong quan hệ đoàn kết, láng giềng hữu nghị Việt Nam-Campuchia

Vũ Xuân Kiên
Chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Campuchia là dấu mốc mới, góp phần củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị, tiếp tục đưa quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước đi vào chiều sâu, hiệu quả.
20231129-131138-1701238386.jpg
Ông Nguyễn Huy Tăng, Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Campuchia. (Ảnh: Nguyễn Hùng/TTXVN)

Nhân dịp Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Moha Rathsapheathika Thipadei Khuon Sudary thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 30/11-2/12, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Phnom Penh đã phỏng vấn ông Nguyễn Huy Tăng, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Campuchia, về ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyến thăm; quan hệ đoàn kết, láng giềng hữu nghị Việt Nam-Campuchia, cũng như quan hệ hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước.

Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

- Thưa Đại sứ, trong bối cảnh quan hệ ngoại giao Việt Nam-Campuchia được thiết lập và không ngừng phát triển trong suốt chiều dài lịch sử hơn 56 năm qua, xin Đại sứ khái quát về quan hệ hợp tác hữu nghị lâu đời giữa Quốc hội hai nước?

Đại sứ Nguyễn Huy Tăng: Có thể nói, trước năm 2000, do các yếu tố khách quan, quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội và Thượng viện Campuchia chủ yếu là duyNhập dẫn lời trì trao đổi đoàn, hợp tác hữu nghị, phối hợp cùng thúc đẩy triển khai các thỏa thuận giữa Chính phủ hai nước.

Tháng 3/2005, trong chuyến thăm chính thức Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, hai bên ra Tuyên bố Chung khẳng định tăng cường quan hệ hai nước theo phương châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài.” Qua đó, tạo cơ sở cho các bộ, ngành hai bên, trong đó có hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước, có điều kiện phát triển.

Tháng 4/2007, Quốc hội hai nước ký Thỏa thuận Hợp tác đầu tiên nhân chuyến thăm chính thức Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng. Văn kiện này là cơ sở pháp lý quan trọng để Quốc hội hai nước mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực liên quan đến chức năng của Quốc hội.

20231129-131048-1701238548.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Moha Rathsapheathika Thipadei Khuon Sudary thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 30/11-2/12. (Nguồn: Đại biểu Nhân dân)

Đến nay, quan hệ giữa hai Quốc hội đã và đang tiếp tục được tăng cường sâu rộng, phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là việc duy trì thường xuyên trao đổi đoàn các cấp, cấp ủy ban chuyên trách; tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm thực tiễn; hỗ trợ về đào tạo và triển khai các dự án hợp tác song phương; hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn nghị viện quốc tế như Hội đồng Liên Nghị viện ASEAN (AIPA), Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU)...; cũng như tăng cường sâu rộng một số cơ chế hợp tác ba bên giữa Ủy ban Chuyên trách của Quốc hội ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam.

- Đầu tháng này, Đại sứ đã đến chào xã giao bà Samdech Moha Rathsapheathika Thipadei Khuon Sudary sau khi bà trở thành người đứng đầu Quốc hội Campuchia vào cuối tháng Tám vừa qua. Có những nội dung gì đáng lưu ý tại cuộc gặp trên, thưa Đại sứ?

Đại sứ Nguyễn Huy Tăng: Vâng, mới đây tôi đã tới chào bà Samdech Moha Rathsapheathika Thipadei Khuon Sudary, tân Chủ tịch Quốc hội Campuchia.

Tại cuộc gặp này, hai bên đánh giá cao những thành tựu đối nội và đối ngoại nổi bật mà mỗi nước đã giành được trong thời gian qua, khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn, hiệu quả của cơ quan lập pháp và hành pháp hai nước, góp phần quan trọng vào việc nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của mỗi nước.

Hai bên nhấn mạnh ý nghĩa sâu sắc của quan hệ hợp tác, tương trợ lẫn nhau giữa hai nước cũng như giữa ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam trong quá khứ cũng như trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ngày nay; đồng thời khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ đoàn kết, láng giềng hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Campuchia hiện nay và trong tương lai.

Hai bên nhất trí cùng phối hợp chặt chẽ, đưa quan hệ hợp tác hai nước cũng như giữa cơ quan lập pháp hai bên không ngừng phát triển; tăng cường sự gắn bó chặt chẽ và phối hợp triển khai các thỏa thuận hai bên đã ký kết nhằm góp phần củng cố và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước.

Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí gia tăng hợp tác toàn diện, nhất là về thương mại, đầu tư, du lịch; hỗ trợ lẫn nhau trên các lĩnh vNhập dẫn lờiực nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.

- Đưa tin về cuộc gặp trên, truyền thông sở tại cho biết Chủ tịch Quốc hội Campuchia đề nghị phía Việt Nam tạo thuận lợi hơn nữa cho các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch xuyên biên giới giữa hai nước nhằm thúc đẩy lợi ích của hai bên, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân ở các tỉnh biên giới. Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Đại sứ đánh giá như thế nào về thành quả hợp tác giữa hai quốc hội trong hoạt động lập pháp, đặc biệt là việc tạo hành lang pháp lý để hoạt động kinh tế giữa hai nước thực sự trở thành động lực và nguồn lực phát triển cho các lĩnh vực khác, nhất là thương mại song phương?

Đại sứ Nguyễn Huy Tăng: Từ thời điểm lần đầu ký Thỏa thuận Hợp tác giữa hai quốc hội vào năm 2007 đến nay, thỏa thuận đã được sửa đổi, bổ sung và ký mới năm 2022 cho phù hợp với tình hình thực tế của quan hệ giữa hai Quốc hội.

Trên cơ sở thỏa thuận này, thời gian qua, hai bên đã tập trung trao đổi nhiều biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan chuyên trách của hai quốc hội, tạo thuận lợi cho nghị sỹ hai nước giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; cùng phối hợp thúc đẩy các chính sách pháp luật để hỗ trợ doanh nghiệp, kiều dân, người lao động hai nước sinh sống, học tập và kinh doanh tại mỗi nước; tăng cường hợp tác giám sát chung của quốc hội hai nước về chủ đề cùng quan tâm.

20231129-131009-1701238605.jpg
Hội nghị Bộ trưởng Lao động Việt Nam-Campuchia diễn ra tại Hà Nội, tháng 4/2023. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Bên cạnh đó, hai bên phát huy vai trò của cơ quan lập pháp, các cơ chế sẵn có để thúc đẩy quan hệ song phương, nắm bắt ý kiến người dân và doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy chuyển biến tích cực về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư song phương trong thời gian qua; đồng thời trao đổi các biện pháp ưu tiên của hai cơ quan lập pháp trong việc ban hành các chính sách pháp luật hỗ trợ hai Chính phủ tiếp tục phát triển kinh tế, tạo gắn kết giữa các bộ, ngành hai nước.

- Trên tinh thần đó, Đại sứ đánh giá như thế nào về nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary?

Đại sứ Nguyễn Huy Tăng: Chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam sắp tới của bà Samdech MohNhập dẫn lờia Rathsapheathika Thipadei Khuon Sudary là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên trên cương vị Chủ tịch Quốc hội Campuchia, mang ý nghĩa sâu sắc, diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước thời gian qua tiến triển tích cực.

Trong thời gian qua, hai bên đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Năm Hữu nghị Việt Nam-Campuchia, Campuchia-Việt Nam 2022.

Cũng trong năm 2022, Campuchia đã đảm nhiệm thành công trọng trách Chủ tịch Luân phiên ASEAN và Đại Hội đồng AIPA lần thứ 43 (AIPA-43).

Năm 2023, Campuchia tổ chức sự kiện Đại hội Thể thao ASEAN lần thứ 32 (SEA Games 32) và Đại hội Thể thao người khuyết tật ASEAN lần thứ 12 (ASEAN Paragames 12) ấn tượng đối với bạn bè quốc tế, góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Campuchia.

Chuyến thăm Việt Nam của bà Samdech Moha Rathsapheathika Thipadei Khuon Sudary là dấu mốc mới, góp phần củng cố hơn nữa quan hệ đoàn kết, láng giềng hữu nghị, gắn bó vốn có giữa hai dân tộc; tiếp tục đưa quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước đi vào chiều sâu, hiệu quả trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi.

- Trân trọng cảm ơn Đại sứ!