Nhịp cầu giao thương ngành Dệt may Đức - Việt

Vũ Xuân Kiên
(tapchivietduc.vn) - Hội thảo kỹ thuật lĩnh vực Thiết bị và Phụ kiện Dệt may và Nhịp cầu giao thương doanh nghiệp Đức - Việt với chủ đề “Công nghệ Đức đáp ứng ngành Dệt may Việt Nam” mở ra nhiều cơ hội mới cho việc hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp Đức và Việt Nam.
2-1720022050.jpg
 
1-1720022051.jpg
Các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh: Xuân Kiên

Được sự hỗ trợ của Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu CHLB Đức, từ ngày 01 đến ngày 05/7/2024, đoàn doanh nghiệp CHLB Đức chuyên hoạt động trong lĩnh vực Thiết bị và Phụ kiện Dệt may sang thăm và làm việc tại Việt Nam nhằm tìm hiểu thị trường và tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam.

3-1720022050.jpg
 
4-1720022051.jpg
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Xuân Kiên

Hội thảo và kết nối giao thương tổ chức tại Hà Nội ngày 02/7 do Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam phối hợp cùng Hiệp hội Máy dệt Đức VDMA tổ chức. Tham dự sự kiện có đại diện các cơ quan: Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu CHLB Đức (BMWK), Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK Việt Nam), Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam, Hiệp hội máy dệt Đức VDMA, Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) cùng phái đoàn 14 doanh nghiệp hàng đầu của Đức hoạt động trong lĩnh vực Máy móc và Phụ kiện Dệt may.

5-1720022050.jpg
Ông Jan Bietendorf, đại diện Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu CHLB Đức phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Xuân Kiên
6-1720022050.jpg
Đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK Việt Nam) phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Xuân Kiên

CHLB Đức nổi tiếng toàn cầu trong ngành Máy móc và Phụ kiện Dệt may, liên tục khẳng định vị thế của mình thông qua một loạt các giải pháp đổi mới về tính bền vững, vật liệu mới, tự động hóa, số hóa, cải thiện hiệu suất, tiết kiệm nguồn lực và bảo vệ môi trường. Các giải pháp là những ví dụ điển hình giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường ngày càng đa dạng và biến đổi. Sự chú trọng vào nghiên cứu và phát triển bền vững củng cố vị thế dẫn đầu của ngành này và trở thành nguồn cảm hứng cho ngành dệt may toàn cầu.

7-1720022050.jpg
Ông Simon Kreye, Đại biện lâm thời, Phó Đại sứ, Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Xuân Kiên
8-1720022050.jpg
TS. Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Xuân Kiên

Hội thảo và nhịp cầu giao thương doanh nghiệp Đức - Việt là cơ hội để các doanh nghiệp hàng đầu Đức như JKS, WEKO, Monforts, PLEVA, Groz-Beckert, Textechno, Baldwin, Brückner, SAHM, Interspare, Reseda Binder, Sedo Treepoint, Welker và Saurer. trình bày những đột phá và các giải pháp công nghệ hàng đầu của mình, mang lại cái nhìn sâu sắc vào sự đổi mới trong ngành Máy móc và Phụ kiện Dệt may tới các đối tác tiềm năng ở Việt Nam. Sự kiện cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho việc hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp Đức và Việt Nam./.

cac-doanh-nghiep-1720022053.jpg
Các doanh nghiệp Đức hoạt động trong lĩnh vực Thiết bị và Phụ kiện Dệt may giới thiệu về công nghệ, máy móc thiết bị và tiềm năng, cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam. Ảnh: Xuân Kiên
z5599807512336-83c779cebf3278044e00288a7af86695-1720067228.jpg
 
z5599807554740-38c7b30347201f1b3f457e5d415d88cd-1720067228.jpg
Các doanh nghiệp hàng đầu Đức hoạt động trong lĩnh vực Thiết bị và Phụ kiện Dệt may thăm các nhà máy dệt may tại Việt Nam. Ảnh: AHK Việt Nam

Tin và ảnh: XUÂN KIÊN