Kịch bản nào cho nền kinh tế thế giới, Châu Âu, Đức và Việt Nam trong năm 2014 và kỳ vọng 2015?

Ngo Huong

Phòng Công Nghiệp và Thương Mại Đức dự đoán nền kinh tế thế giới năm 2014 sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 3,2% và thương mại thế giới tăng 3,5% do ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt nền kinh tế Nga của Châu Âu cũng như do những xung đột, đặc biệt tại Trung Đông hiện nay. Trong năm 2015, chúng tôi kỳ vọng sự phục hồi của nền kinh tế thế giới với mức tăng 3,8% khi sự bình ổn trong quan hệ kinh tế quốc tế được giữ vững và sẽ không có những xung đột leo thang tại các điểm nóng trên thế giới. Các nước mới nổi trong đó có Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi việc phụ thuộc vào dòng vốn cũng như lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài.

Năm 2014 hóa ra lại là một năm đầy bất chắc dưới góc nhìn địa chính trị. Nền kinh tế Nga hứng chịu những biện pháp trừng phạt của Châu Âu và phía Nga cũng đáp trả bằng hàng loạt các biện pháp đối phó. Điều này khiến cho nền kinh tế Châu Âu nói chung cũng như hoạt động xuất khẩu của Châu Âu bị ảnh hưởng xấu. Ngoài ra các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển như Ấn Độ, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam…được nhận định sẽ phát triển chậm hơn so với năm 2013. Thương mại toàn cầu sẽ còn bị ảnh hưởng sâu sắc khi mà các xung đột, đặc biệt tại Trung Đông vẫn còn đang tiếp diễn.

Chính vì những lý do trên, chúng tôi hạ kỳ vọng dành cho tổng kim ngạch xuất khẩu Đức năm 2014 xuống mức 3,5% thay vì 4,5% như những báo cáo đầu năm 2014 (dự báo tháng 5 /2014 là 4%). Điều đó có nghĩa là nền kinh tế Đức sẽ thất thu 11 tỷ euro và hơn 100.000 người lao động có nguy cơ mất việc.

Sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu cũng vì thế mà chịu ảnh hưởng với kỳ vọng chỉ đạt tăng trưởng ở mức 3,2% cho năm 2014. Thương mại thế giới tăng ở mức 3,5% cho năm 2014, dưới mức kỳ vọng đầu năm, mặc cho những động lực tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại quốc tế. Trong giai đoạn khó khăn này, một số nước còn cố gắng để cô lập chính mình trong xu hướng toàn cầu hóa. Những thực tế này càng cho thấy sự quan trọng to lớn của các Hiệp Định Tự Do Thương Mại như Hiệp định Thương mại xuyên Đại Tây Dương và hợp tác đầu tư TTIP trong việc đảm bảo cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế mở toàn cầu cũng như đối với Việt Nam. Các hiệp định WTO cũng rất được hoan nghênh hiện nay.

Chúng tôi cũng kỳ vọng về sự phục hồi của nền kinh tế thế giới trong những năm sắp tới với mức tăng trưởng 3,8%. Các khu vực kinh tế trên thế giới sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển chung này. Hai nền kinh tế hàng đầu Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục dẫn dắt nền kinh tế thế giới. Phòng Công Nghiệp và Thương Mại Đức tại Mỹ và Trung Quốc đều tái khẳng định sự phục hồi của hai nền kinh tế này dựa trên các biện pháp cải cách được công bố trước đó. Các nước đối tác có thể được hưởng lợi ích từ các chính sách hỗ trợ kinh tế của Trung Quốc. Nước Mỹ đang minh chứng cho thấy sự phát triển ổn định của nền kinh tế và chúng tôi kỳ vọng họ sẽ tăng trưởng ở mức 2,5%. Với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, chúng tôi cũng nhìn thấy những điểm sáng của sự tăng trưởng. Nước Anh nổi lên như là một cường quốc dẫn đầu với 3% tăng trưởng.

Nền kinh tế khu vực đồng tiền chung EURO sẽ tăng trưởng ở mức trung bình với 1,5%, cao hơn so với năm 2014. Việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhập khẩu trong khu vực gặp nhiều khó khăn. Tính năng động của các nước trong khối EURO chênh lệch theo từng nước. Nền kinh tế Pháp tăng trưởng dưới 1%, thấp hơn nhiều so với năng lực thực tế. Nước Pháp cần phải tăng tốc trong quá trình cải tổ cũng như thực hiện các biện pháp kinh tế cần thiết. Nước Ý thực sự là mối quan ngại lớn nhất của khu vực khi mà nửa đầu năm 2014, Ý trượt dài trong suy thoái. Tây Ban Nha với những cố gắng trong quá trình cải tổ sẽ tăng trưởng ở mức 2% trong năm 2015. Giải pháp để thoát khỏi những khó khăn trước mắt là chính sách ổn định và tôn trọng các khả năng cạnh tranh lành mạnh.

Nền kinh tế Đức cũng sẽ được hưởng lợi và phát triển tốt hơn trong năm 2015. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Đức năm 2015 sẽ tăng trưởng 5%. Điều này dựa trên giả định rằng những xung đột và cấm vận với nền kinh tế Nga dần dần được tháo gỡ. Đối với việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước đang phát triển cũng sẽ đi dần vào ổn định sau một năm 2014 với nhiều khó khăn. Sẽ có sự chuyển đổi giữa các ngành thế mạnh truyền thống của Đức. Công nghệ của Đức trong ngành năng lượng hiệu quả ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của thế giới. Phòng Công nghiệp và Thương mại kỳ vọng vào sự phát triển trong xuất khẩu của các ngành cơ khí và chăm sóc sức khỏe.

Sưu tầm